Click here to opt in to Alexa Certified Site Metrics. Bùi Văn Hùng: 8.Khoa Học - Đời Sống

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn 8.Khoa Học - Đời Sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 8.Khoa Học - Đời Sống. Hiển thị tất cả bài đăng

3/05/2019

Mối Tương Quan Giữa Ngũ Hành - Sức Khỏe - Ẩm Thực

Có lẽ nói đến ngũ hành thì có nhiều người đã biết, nhưng sẽ tốt hơn nếu ta biết được mỗi một yếu tố đều tương ứng với một cặp tạng phủ, nằm ở bên trong cơ thể : thận, gan, tim, lá lách, phổi. Ghép cùng với 5 tạng này là 5 phủ tương ứng nằm ở gần bề mặt của cơ thể hơn : bàng quang, mật (đởm), ruột non (tiểu trường), dạ dày (vị), ruột già (đại trường): Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy.

1.Các định nghĩa theo Đông Y:
Gan (can) - Tim (Tâm) - Lá lách (Tỳ) - Phổi (Phế) - Thận - Mật (đởm) - Tiểu trường (ruột non) - Dạ dày (Vị) - Đại trường (ruột già) - Bàng quang.


Cách đây hơn 2000 năm, các nhà hiền triết Trung Hoa đã khám phá ra lý thuyết Ngũ Hành với tính Tương sinh-Tương khắc. Điều này cho thấy họ vừa biết cách phân loại các hiện tượng thành cách nhóm cụ thể, vừa bảo toàn việc ghi nhận sự biến dịch uyển chuyển của vạn vật. Lý thuyết này được áp dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong Đông Y, trong nông nghiệp để dự báo thời vụ, Phong Thủy, Tử Vi…. Thuyết Ngũ Hành khẳng định rằng mọi sự thay đổi đều tương ứng với 5 quá trình sinh-khắc tương ứng với mỗi yếu tố : Hỏa-Thổ-Kim-Thủy-Mộc.

Trong Đông Y, sự vận hóa, sinh-khắc của Ngũ Hành sẽ giúp cho năng lượng được lưu thông trong cơ thể, nuôi dưỡng các tạng phủ và bảo đảm cho chúng hoạt động một cách có trật tự và có hệ thống. Bởi lẽ cơ thể của con người là một thể thống nhất không thể tách rời. Là hệ thống trong đó dòng khí lực luôn luôn phải được dồi dào và luôn trôi chảy, theo một chuỗi hành trình đã định trước. Biểu hiện của sức khỏe chính là sự tuần hoàn trôi chảy của khí – huyết mà không có gì ngăn ngại. Nếu hệ thống vận hành của cơ thể hoạt động hiệu quả, nó sẽ giúp khí huyết tưới tắm cho mỗi cơ quan tạng – phủ, mỗi tế bào trong đó mà không có ngoại lệ.

2.Y học phân loại các cơ quan vào các hành tương ứng. Các cơ quan sẽ nuôi dưỡng (sinh) và khắc chế lẫn nhau tạo nên một sự hoạt động quân bình trong cơ thể con người.
Hành Hỏa : Tạng tương ứng với Hỏa chính là Tim (tâm), hệ tim mạch và ruột non. Tim và ruột non là hai cơ quan gắn bó mật thiết trong y học Viễn Đông. Chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Tim là cơ quan dương vì nó có cấu trúc đặc, trong khi ruột non lại là cơ quan âm, rỗng và trương nở. Chúng không chỉ nuôi dưỡng lẫn nhau, mà còn chuyển năng lượng của mình để bổ cho Hành Thổ kế tiếp. Đó là vì sao người ta gọi các cơ quan Hành Hỏa là mẹ của Hành Thổ.
Hành Thổ : tỳ vị, gồm dạ dày, tuyến tụy (lá lách). Cơ quan thuộc hành Thổ là mẹ của hành Kim.
Hành Kim : phổi và ruột già. Các cơ quan hành Kim là mẹ của hành Thủy
Hành Thủy : thận và bàng quang. Các cơ quan hành Thủy và mẹ của hành Mộc.
Hành Mộc : gan và mật. Các cơ quan hành Mộc là mẹ của các cơ quan hành Hỏa, bao gồm tim, toàn bộ hệ tuần hoàn và ruột non.
Như vậy, vòng ngũ hành đã được hoàn tất, khép kín và liên tục.

Nếu mỗi yếu tố hoạt động một cách tối ưu, sẽ không có một bệnh chứng nào xảy ra, và chủ thể sở hữu một tình trạng sức khỏe tuyệt vời. Nhưng ngược lại, năng lượng bị ách tắc ở một hành nào đó, các cơ quan tương ứng sẽ có triệu chứng bệnh và để lại di chứng. Bởi vậy, những người bị đau gan thường cũng bị đau tim, có vấn đề ở ruột non, và điều này làm tỳ vi bị yếu đi, dạ dày và tụy tạng đau bệnh khiến cho ruột già và phổi cũng theo đó mà chuyển bệnh.

Nếu quan sát cơ thể theo quy luật Ngũ Hành, người ta dễ dàng thấy được sự hài hòa mới làm nên sức khỏe của con người và từ đó, ta mới hiểu được tầm quan trọng của mỗi cơ quan trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

Giả dụ, người ta thường nói rằng sự tiêu hóa được thực hiện bởi dạ dày, hệ ruột, thì trong thuyết Ngũ Hành, sự tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào sự hoạt động hiệu quả của tỳ vị. Trong lĩnh vực sinh học, chúng ta biết rằng lá lách có khả năng lọc bỏ những tế bào xấu hoặc chết, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu, đồng thời truyền vào đó những tế bào miễn dịch, như lymphocytes hay các tế bào bạch cầu. Y học hiện đại không nhận thức được tụy tạng như là nền tảng của sự sống. Người ta sẵn sàng phẫu thuật cắt bỏ chúng, như một vài trường hợp ung thư, hay các căn bệnh khác.

Trong y học phương Đông, ngược lại, tỳ (lá lách) được coi như một trong những cơ quan quan trọng hàng đầu giúp cho hoạt động sống trở nên cân bằng và trật tự.

Năng lượng của tỳ (trong Đông Y gọi là tỳ khí) phát xuất từ sự chuyển động của thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Nó cộng tác cùng lúc với ruột non trong nhiệm vụ tổng hợp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thành máu (huyết) và năng lượng (khí). Tụy tạng cũng chuyển khí tới phổi và ruột già. Chính năng lượng này đã giúp cho hoạt động hô hấp trở cũng như đào thải cặn bã trở nên dễ dàng hơn.

Năng lượng cần phải di chuyển một cách thông thoáng từ tỳ vị để có thể nuôi dưỡng được phổi và ruột già. Năng lượng của tỳ vị rất quan trọng để tạo nên sự nhu động, giúp đào thải các cặn bã bên trong ống tiêu hóa và tống chúng ra ngoài qua đường hậu môn.

Thông thường, khi tỳ vị bị bệnh sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, dư axit dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa khác, như cảm giác nóng trong, tức bụng…Vì vậy, khi hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, chúng ta cũng cần phải xử lý ngay ống tiêu hóa. Hoạt động của tỳ vị đòi hỏi một điều kiện kiềm (base) trong cơ thể. Nếu tình trạng máu càng axit, tỳ vị sẽ càng bị suy yếu. Vì vậy, nhai kĩ các thức ăn là điều quan trọng để duy trì hoạt động của tỳ vị, bởi nước bọt là một nhân tố kiềm hóa. Nếu ta nhai càng ít, chúng ta sẽ ít nước bọt hơn, và hoạt động tỳ vị sẽ yếu đi. Trong Đông Y, người ta nói hoạt động của tỳ vị chủ về huyết.

Trong trường hợp xuất huyết dạ con hay các cơ quan khác, Đông Y khuyên nên chữa tỳ vị, bởi vì nó khơi dòng cho máu lưu thông khắp cơ thể. Nếu năng lượng của hành Thổ yếu, máu sẽ bị lạc khỏi mao mạch, tạo nên sự xuất huyết trong trong các phần mềm nhất của cơ thể.

Nếu tỳ vị (dạ dày và lá lách) bị kích thích quá đáng trong một khoảng thời gian dài, chúng sẽ trở nên suy yếu đến mức chúng sẽ không có khả năng chuyển năng lượng tới phổi và ruột già, khiến cho hai cơ quan này suy yếu theo.

3.Mối liên hệ giữa lá lách và ruột già cũng giống như giữa ruột già và thận ;giữa thận và gan, giữa gan và tim, giữa tim và lá lách.

VÒNG TƯƠNG SINH – VÒNG TƯƠNG KHẮC
Nếu gan ở trong tình trạng tốt, tim sẽ trở nên mạnh khỏe. Nếu trái tim hoạt động lành mạnh, hoạt động của hệ thống tiêu hóa cũng sẽ được tăng cường. Nếu hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, hoạt động của phổi và ruột già sẽ được tăng cường. Hoạt động của phổi và ruột già tốt sẽ bảo đảm cho chức năng của thận và bàng quang. Thận hoạt động tốt sẽ quay trở lại nuôi dưỡng cho chức năng gan. Đó là vòng tương sinh. Các cơ quan đều phụ thuộc vào nhau. Nếu một cơ quan bị bệnh sẽ dẫn đến cả cơ thể bị bệnh.
Với vòng tương khắc : tim rộn ràng sẽ làm ức chế phổi và khiến chúng ta khó thở. Hoạt động quá mức của thận sẽ khiến cho tim bị mệt. Nếu hoạt động của gan bị rối loạn, cả hệ thống tiêu hóa sẽ bị bệnh.

NGŨ HÀNH VÀ NGŨ VỊ
Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể « bổ » chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng Vòng tương sinh và Vòng tương khắc, ta có thể rút ra được :
• Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).
• Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim) ( nhất là đồ nướng).
• Vị cay nồng (do gia vị) đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
• Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
• Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị- hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).


NGŨ HÀNH VÀ NGŨ CỐC TƯƠNG ỨNG
Bảng bên cho ta thấy tầm quan trọng phải kết hợp nhiều loại ngũ cốc để bảo đảm các cơ quan được hoạt động tối ưu. Trong trường hợp một cơ quan bị yếu đi, người ta cần phải chăm sóc bằng cách tăng lượng ngũ cốc tương ứng với nó, hoặc tăng lượng ngũ cốc của « hành mẹ ». Ví dụ, nếu gan có vấn đề, chúng ta cần tăng lượng lúa mì, nếp cẩm lứt, kiều mạch và xích tiểu đậu (adzuki).


NGŨ HÀNH VÀ CẢM XÚC 

Trước khi tìm đến tìm gặp một bác sĩ tâm lý hay tâm thần, hãy thử làm chủ các cảm xúc của bạn bằng các hiểu biết về Ngũ hành.

Cảm xúc = Emotion = energy in movement = năng lượng chuyển động.

Một cảm xúc chính là sự thay đổi của năng lượng tâm sinh lý. Sự biến đổi của các cảm xúc chính là 5 quá trình chuyển hóa năng lượng trong Ngũ hành.



Mỗi cơ quan, mỗi hành đều tương ứng với một cảm xúc, và luôn có hai mặt : cân bằng năng lượng và mất cân bằng năng lượng. Bằng cách chuyển đổi một cách hài hòa từ một cảm xúc tích cực sang một cảm xúc khác, chúng ta sẽ có một sự an bình về tâm lí.

★ Sự thẳng thắn tạo ra vui mừng, hạnh phúc.
★ Hạnh phúc sẽ tạo ra tình yêu, lòng từ bi.
★ Lòng từ bi tạo nên phẩm cách.
★ Tôn trọng tạo nên sự thích ứng.
★ Sự thích ứng tạo nên sự thẳng thắn.

Thử suy nghĩ về những quy trình này và hãy áp dụng trong đời sống của bạn.

Tuy vậy, sự vượt trội của một trạng thái cảm xúc cũng có thể phá vỡ sự cân bằng (áp dụng vòng tương khắc)
★ Quá thẳng tính sẽ làm mất tình yêu thương.
★ Vui mừng thái quá phá hủy tư cách.
★ Yêu thương mù quáng làm người ta đánh mất sự thích ứng (không nhận thức được xung quanh).
★ Cố tỏ ra đạo mạo sẽ làm mất sự trung thực.
★ Sự thích ứng thái quá (dao động thái quá) sẽ làm mất đi niềm vui.
Xét theo các cảm xúc tiêu cực, ta có:
★ Sự giận giữ tạo ra chứng cuồng loạn
★ Chứng cuồng loạn sinh ra sự hoang mang, đau khổ.
★ Hoang mang, đau khổ tạo ra sự buồn rầu, tuyệt vọng.
★ Tuyệt vọng khiến người ta lo sợ.
★ Sợ hãi khiến người ta giận giữ.
Ta cũng có thể xoa dịu các cảm xúc bằng cách kích thích tạo ra một cảm xúc khác:
★ Để không bị thất vọng, hãy yêu thương.
★ Để không bị lo sợ, hãy sống có phẩm cách.
★ Để không bị giận giữ, hãy học cách chấp nhận, thích ứng.
★ Để không bị cuồng loạn, cần phải thẳng thắn.
★ Để không bị đau khổ, ta cần những niềm vui.

THỨC ĂN THEO NGŨ HÀNH

Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật.


- Hành hỏa : Tim và ruột non
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có gia vị cay sẽ hủy hoại tim và ruột non của bạn. Việc ăn uống thừa thãi chất béo và cholesterol từ động vật cũng có hậu quả tương tự.
Nếu tim và ruột non hoạt động kém, tốt nhất là hãy bỏ hẳn ăn thịt đỏ, trứng và sản phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn, những thứ làm tăng cholesterol trong máu dẫn đến việc tim phải làm việc mệt mỏi để đưa oxi và máu đi nuôi cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm quá dương (quá co rút và đông lạnh), đặc biệt là muối tinh, sẽ làm yếu tim và ruột non của bạn.
Thức ăn bổ hành hỏa gồm có ngô, rau cải Bruxelles, hành tây, hành lá, hành búi, đậu lăng da cam, dâu tây và quả mâm xôi. Các thực phẩm có vị đắng, như lá cây diếp xoăn, bồ công anh, rễ ngưu bàng cũng kích thích hoạt động của tim và ruột non. Chúng ta chỉ cần một số lượng ít những thức ăn này là đủ, nếu như chúng ta tiêu thụ thường xuyên. Tốt hơn hết là bạn hãy thay đổi cách phối hợp các thực phẩm thuộc hành hỏa mà bạn ăn. Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật. Và hãy nhớ là ăn thực phẩm đúng mùa, vì ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bao gồm môi trường và khí hậu. Dâu tây, cà chua không có vào mùa đông vì một lí do đơn giản : đó là thực phẩm của mùa xuân, nên ta chỉ có thể thêm chúng vào thực đơn vào một thời điểm duy nhất trong năm. Lòng tin và lòng biết ơn chính là cội nguồn của niềm vui.

- Hành thổ : Dạ dày và lá lách (tỳ, vị)
Đường cát trắng và các thực phẩm giàu axit sẽ rất hại cho tỳ vị, điều này bao gồm cả những đồ uống ngọt. Trái lại, những thực phẩm có vị ngọt nhẹ từ rau củ, như bí, bí đỏ hokkaido, cà rốt…lại kích thích chức năng của tỳ vị. Chúng bồi bổ cho tỳ vị của bạn. Trong các loại ngũ cốc, kê chính là loại tốt nhất cho hành thổ. Những người mắc bệnh dạ dày và tuyến tụy (như tiểu đường), cần ăn nhiều các món ăn làm từ kê và bí đỏ.
Các loại muối khoáng cũng rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của tỳ vị. Các loại rau củ là thực phẩm lí tưởng nhất vì chúng rất giàu chất khoáng, đều thích hợp với hoạt động của dạ dày, tuyến tụy. Lá cây cải lá (collard) (loại rau củ vùng Nam Bắc Mỹ giống như rau chân vịt), với châu Âu là rau cải xoăn…là những loại chứa nhiều muối khoáng nhất, nhất là canxi.
Chức năng của tỳ vị còn được tăng cường bởi việc nhai kĩ và nhuyễn hóa thực phẩm. Nước bọt là một chất kiềm, và dạ dày rất axit. Những thực phẩm được nhai kĩ, nhuyễn, sẽ được tiêu hóa dễ dàng trong dạ dày và trung hòa các axit trong đó, tạo sự cân bằng nội môi. Các thực phẩm quá cay hay quá chua đều khiến cho sự cân bằng này bị phá vỡ, thường là axit hóa nhiều hơn, dẫn đến các chứng đau bụng, đau dạ dày, viêm loét, lâu dần tạo nên ung thư dạ dày.

- Hành kim : Phổi và ruột già
Gạo lứt và các loại rau củ phổ biến như bắp cải, súp lơ, củ cần tây, xà lách son (cải xoong), củ cải, hành tây…rất tốt cho phổi và ruột già. Theo y học cổ củ sen, rễ gừng, củ cải đen, củ cải trắng (daikon), tỏi và lá cải mù tạt đều là những thảo dược dành cho phổi và ruột già. Những thức ăn nấu với vị hơi cay, và ăn với số lượng ít có thể cải thiện hoạt động của ruột già.

Các bài tập, bao gồm chạy bộ, xe đạp…rất tốt cho phổi và ruột già. Về cơ bản, các loại chất xơ đều giúp ích rất nhiều cho ống tiêu hóa, tăng thời gian vận hóa thức ăn cũng như dọn sạch những « rác » và tống chúng ra khỏi cơ thể. Đa số các thực phẩm kể trên đều chứa chất xơ, bao gồm gạo lứt và các loại rau củ, đều rất tốt cho ruột già. Ngược lại, các thực phẩm từ động vật, nhất là thịt đỏ, lại chính là kẻ thù của ruột già vì chúng cực kì khó tiêu. Chất béo, nhất là chất béo động vật, trứng, phô mai cứng, là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ruột kết. Thịt đỏ rất khó tiêu, bởi vì nó không thể nhai kĩ được hoàn toàn bằng nước bọt cũng như không thể phân giải được hết trong đường ruột. Những người bị đau ruột già hay các bệnh đại tràng cần phải tránh xa các thực phẩm khó tiêu, đặc biệt là thịt. Phổi đặc biệt nhạy cảm với sữa và dầu. Những thức ăn như khoai tây chiên, sữa, sữa chua, các thực phẩm giàu chất béo hay chiên dầu nhiều sẽ gây ách tắc trong phổi, bít lại sự trao đổi khí. Để giải quyết điều này, ta cần phải thực hiện chế độ ăn ít dầu ít mỡ. Nếu các bạn hay bị ho, hãy tránh xa các loại cá như cá xạc đin hay cá thu. Khói thuốc lá, rất dương sẽ gây khắc chế và ung thư phổi.

- Hành thủy : Thận và bàng quang 
Các thực phẩm tăng cường và kích thích hoạt động của thận là các loại đậu và một lượng muối nhỏ. Nhiều muối quá, ngược lại sẽ gây yếu thận và tăng huyết áp. Cần phải định lượng thực phẩm một cách hợp lí. Tất cả các loại đậu đều bổ thận, nhưng đậu đỏ adzuki, hay còn gọi là xích tiểu đậu là loại hiệu quả nhất để trị các chứng về thận.
Trong số các loại ngũ cốc, đại mạch và kiều mạch là tối ưu cho thận ; các loại rong biển, như phổ tai (kombu), hijiki, wakame và nori đều tăng cường hoạt động cho cơ quan này. Nếu thận bạn yếu, hãy sử dụng nước gừng để áp vào vùng thận, hoặc uống dưới dạng trà (đặc biệt là trà Mu).

- Hành mộc : Gan và mật
Các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, rượu, đều đầu độc gan và mật. Những người bị sỏi mật thường có triệu chứng đau dữ dội ở vùng dưới ngực. Thường là những viên sỏi này được lấy ra bằng cách phẫu thuật, nhưng cơ thể ta có thể đào thải chúng một cách dễ dàng ; chỉ bằng việc thay đổi thực phẩm : giảm lượng chất béo và những thực phẩm giàu cholesterol. Chế độ ăn thực dưỡng bao gồm các loại ngũ cốc, đậu, rau củ (ưu tiên rau củ xanh lá), rong biển, nước tương cổ truyền, miso…có thể giúp lấy lại được sức mạnh vốn có cho gan và mật của chúng ta.

4.Ngũ Hành trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt 

Trong việc ăn, người Việt đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau, đó là: bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.


- Thứ nhất, bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn. Để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ).
Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa.

Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.

- Thứ hai, bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Việt sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh.

Vì vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)…

- Thứ ba, bảo đảm sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các món xào, rán, kho…

Trong chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất gồm: bột, nước, khoáng, đạm, béo; đủ ngũ vị gồm: chua, cay, ngọt, mặn, đắng; đủ ngũ sắc gồm: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen.
Du khách nước ngoài đến Việt Nam rất khoái khẩu với món phở Việt, chỉ trong một bát phở ta thấy có đủ sự tổng hợp của mọi chất liệu, mùi, vị, màu sắc. Nó vừa có cái mềm của thịt bò tái hồng, cái dẻo của bánh phở trắng, cái cay dìu dịu của lát gừng vàng, hạt tiêu đen, cái cay xuýt xoa của ớt đỏ, cái thơm nhè nhẹ của hành hoa thơm nhạt, cái thơm hăng hắc của rau thơm xanh đậm, vị chua thanh của chanh và hòa hợp tất cả lại là nước phở dùng được nấu từ xương…

Khi xưa, để cho tình cảm vợ chồng gắn bó, ăn đời ở kiếp với nhau, ngày cưới người ta còn làm bánh Susê (tên đọc chệch của phu thê - vợ chồng) hình tròn, bọc trong khuôn hình vuông (dương trong âm). Bánh có ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ – đó là biểu tượng của triết lý Âm Dương – Ngũ Hành, biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp của đất trời và con người.

Triết lý Âm Dương – Ngũ Hành còn được thể hiện cả trong đồ uống, hút. Người Việt có tục ăn trầu cau; ngoài ý nghĩa giáo dục, tình cảm anh em, vợ chồng trong gia đình qua câu chuyện cảm động “Sự tích trầu cau”, trong đó còn tiềm ẩn triết lý âm dương, tam tài.
Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương), vôi đá là biểu tượng của đất (âm), dây trầu không mọc từ đất quấn quít quanh thân cau là biểu tượng cho sự trung gian hòa hợp...
------------------
Bùi Văn Hùng.

Bạn Có Tin Vào Số Phận ???

Có người nói “con người ta có số cả, đôi dép còn có số huống chi người…” . Có một Tiến sĩ Triết học đã nói như đinh đóng cột: “Hiện nay vấn đề mê tín đang có chiều hướng tăng trong xã hội, đặc biệt là quan niệm về số, mệnh; sự may, rủi”. Thế là mọi người lao vào tranh luận, ý kiến nào cũng có lý cả.

Cho nên, để lý giải những điều khó hiểu, bí ẩn đến mức đôi khi không thể hiểu được, người ta chỉ biết tin vào một cách mê muội, thì cần có cái nhìn nhiều chiều.

Vì sao là mê muội?
Khi tin vào Phật Quan Âm, chúng ta còn biết ngài là 1 vị thần tiên chuyên phổ độ chúng sinh, cứu người hoạn nạn bằng phép màu của mình.
Khi tin vào “số phận”, chúng ta chẳng hề biết nó là cái gì, từ đâu ra, nó được định nghĩa như thế nào...
Vậy khi ta tin vào điều mà ta không biết nó là cái gì và chấp nhận vô điều kiện thì chẳng phải mê muội thì là gì?



Vậy cuối cùng “Số phận” là gì ?
Trong dân gian, có nhiều người cho rằng thế giới tâm linh liên quan đến 5 vấn đề: TRỜI, PHẬT, THẦN, THÁNH, MA QUỶ. Không ít người cho rằng, trên đời, mỗi người đều có một số phận, nó phụ thuộc vào Túc mệnh luận, Định mệnh luận, Thiên mệnh luận.
Gần đây, người ta tổ chức nhiều hội thảo khoa nói về vấn đề này. Ví dụ Hội thảo về Văn hoá tâm linh; Văn học và văn hoá tâm linh; Hội nghị quốc tế về Du lịch tâm linh; Con người có số phận không?...
I.Các nhà khoa học đã đưa ra có 5 yếu tố tạo nên số phận con người: 

1. Môi trường tự nhiên.
2. Môi trường xã hội.
3. Di truyền nòi giống.
4. Sự nỗ lực của bản thân sẽ làm thay đổi số phận của mình.
5. Sự may rủi.
Trong 5 yếu tố này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần phân tích được yếu tố thứ 4 và thứ 5 là đã khá chính xác.

Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có điểm chung là: Số phận là những gì đã được định trước, như là bản thân ta được sinh ra vào ngày nào, tháng nào, năm nào, cha mẹ ta là ai, xuất thân giàu hay nghèo…

Những cái đó là số phận đã định cho chúng ta trước khi con người được sinh ra và không thể thay đổi. Nhưng từ khi ta sinh ra cho tới khi chết, thì tương lai, sự nghiệp lại do chính chúng ta tạo nên. Nếu hôm nay ta nghèo khó mà không cố gắng hành động và suy nghĩ theo cách để giàu lên, suốt ngày chỉ nghĩ số phận của mình nghèo thì ta mãi là nghèo…
Một thực tế là trong cuộc sống có những người thường hay gặp bất hạnh nhưng cũng có những người luôn gặp may mắn. May mắn hay bất hạnh là điều vốn được con người quan tâm từ rất lâu và trong thực tế đã có rất nhiều chuyện về vấn đề này.

Một trưởng phòng được giám đốc cử đi công tác, 8h ngày mai sẽ lên máy bay, nhưng đêm đó anh bị đau nặng phải cấp cứu. Giám đốc cử phó phòng đi thay, 8h lên máy bay, bay được khoảng 20 phút, máy bay nổ, tất cả mọi người trên máy bay đều chết.
Hay chuyện hai máy bay của Malaysia bị tai nạn vừa qua, có 3 hành khách đến phút chót đã hoãn chuyến đi vì lý do khách quan, nên họ đã không bị chung số phận với mấy trăm người xấu số kia…

Thời chiến tranh, bản thân tôi đã được kể cho nghe một sự việc mà đến nay vẫn còn nhớ mãi. Hôm đó, lũ trẻ đang chăn bò trên cánh đồng thì máy bay Mỹ ào đến ném bom. Năm đứa trẻ chăn bò vội nhảy xuống một hầm tránh bom, nhưng tất cả lại phải hoảng hốt bò lên vì dưới hầm có hai con rắn đang giương cổ lên nên chúng phải nhảy sang hầm khác.
Lần này máy bay thả bom bi, sau tiếng rít của máy bay là hàng loạt tiếng nổ chát chúa vang lên. Đất, khói, bụi phủ kín cả cánh đồng. Năm đứa trẻ ôm nhau dưới hầm run bần bật. Khoảng 20 phút trôi qua, khi bầu trời và mặt đất đã yên tĩnh trở lại, chúng bò lên khỏi hầm, nhưng đi qua cái hầm có hai con rắn lúc nãy thì kinh hoàng thấy bom đã xé toác cả miệng hầm, không thấy hai con rắn đâu nữa.

Các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng bất hạnh đã ứng dụng xác suất và thống kê (cái này đã được học ở đại học) để đưa ra câu trả lời: Đúng là trong cuộc sống, một số ít người gặp phải nhiều điều không may và nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi cùng lúc nhiều yếu tố: ngẫu nhiên (hành động của người khác, môi trường xung quanh, …), cùng yếu tố chủ quan.

Peter Bentley, nhà tâm lý học người Anh, đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy những người tin vào may mắn sẽ có nhiều khả năng gặp tai nạn hơn vào thứ sáu ngày 13, ngày mà được nhiều người cho là rất xui!
Tuy nhiên, những xui xẻo nhỏ đến với mỗi người cũng có lợi ích của nó. Đó là, người hay gặp những điều không may thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro một lần nữa. Họ thường có bản lĩnh hơn.

Như vậy, số phận của một con người ít nhất có 5 yếu tố tác động. Nhiều người chỉ dựa vào yếu tố thứ 5 là sự may rủi nên sẽ đi theo chiều hướng mê tín. Trong khi đó, yếu tố thứ 4 mới là quan trọng nhất quyết định số phận của bạn. Do đó, không hề sáo rỗng khi ai đó nói với bạn rằng chính sự nỗ lực và bản lĩnh sẽ làm thay đổi số phận của bạn.

Jack Ma là ông chủ của "đế chế Alibaba", người đàn ông giàu có nhất Trung Quốc và châu Á, người giàu có thứ 14 trên thế giới với khối tài sản ròng lên đến 41,8 tỷ USD (số liệu đầu năm 2017). Để có được thành công huy hoàng của ngày hôm nay, ông đã phải trải qua bao nhiêu gian khó, nếm mùi thất bại không biết bao nhiêu lần. Jack Ma kiên trì tới mức cố chấp, ông đã thi trượt Đại học tới 2 lần, vậy mà vẫn quyết tâm đặt chân vào giảng đường Sư phạm để được trở thành một giáo viên tiếng Anh như giấc mơ từ thuở thơ ấu. Ông khao khát học hỏi tới mức dù bị Harvard từ chối 10 lần cũng vẫn đều đặn nộp hồ sơ xin nhập học vào trường Đại học danh giá hàng đầu thế giới.

Thomas Edison trước khi phát minh ra bóng đèn để thắp sáng cho nhân loại ông đã phải trải qua 10.000 lần thất bại.

Ông Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình nghèo cùng với 3 người anh em nữa. Cha ông từng là sỹ quan phòng không miền Bắc còn mẹ bán hàng rong. Tuy nhiên với sự nỗ lực vượt bậc ông đã làm lên cơ nghiệp tỉ đô và trở thành người giàu nhất Việt Nam.
Ông Donald Trump hiện tại hầu như đã đạt được tất cả những mục tiêu trong đời: tiền bạc, công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên ông đã từng bị phá sản 4 lần và nợ đến 2 tỉ đô.

II. Theo quy luật tự nhiên:

Quy Luật Hấp Dẫn :

“Bạn như một thỏi nam châm hút vào cuộc sống của mình mọi con người,
mọi hoàn cảnh và mọi tình huống hài hòa với những suy nghĩ chủ đạo của bạn.”
Như vậy, nếu bạn là người có năng lực, bạn sẽ điều khiển môi trường của bạn, từ đó thay đổi hoàn cảnh tác động lên bạn một cách tích cực. Ngược lại nếu bạn thiếu năng lực, bạn sẽ bị môi trường điều khiển, khi đó nếu gặp phải môi trường tiêu cực bạn sẽ bị nó nhấn chìm cùng những khổ đau, bi thương, cam chịu, bất hạnh. Cách tốt nhất là bạn nên thoát ra khỏi môi trường này.

Ý thức tạo nên số phận :
“Chúng ta học những bài học trong cuộc sống, và chúng ta có thể học theo hai cách: thông qua sự tuân theo những quy luật tự nhiên, hoặc thông qua khổ đau do không để ý đến những quy luật đó… "Không ai trong chúng ta tạo ra sự đau khổ mà chúng ta phải trải qua một cách có ý thức.” - Karol Truman
… nguyên nhân chủ yếu nằm ở nhận thức. Mọi việc đều phải bắt đầu từ một ý tưởng.
"Mỗi sự kiện, hoàn cảnh, sự việc trước hết đều phải là một ý tưởng trong tâm trí…” - Robert Collier

Hãy nhớ rằng, nếu bạn không thích những gì mình đang tạo ra thì bạn phải thay đổi những gì bạn nhận thức về chúng. Khi bạn thấy mình tập trung vào những điều tiêu cực, bạn cần phải biết rằng tâm trí của bạn đang tạo ra những kết quả tiêu cực. Hãy thay đổi ngay sự tập trung đó cho dù điều gì xảy ra, và bạn sẽ sớm thấy được kết quả tích cực và mạnh mẽ mà một ý thức thực sự lạc quan có thể tạo ra.
--------------
Bùi Văn Hùng.