Click here to opt in to Alexa Certified Site Metrics. Bùi Văn Hùng

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

7/22/2018

100% CHỐT SALES THÀNH CÔNG - CÓ THỂ BẠN ĐÃ QUÊN


Thật không dễ dàng gì để khách hàng đưa ra các câu hỏi mang tín hiệu mua hàng cho bạn, vậy bạn sẽ trả lời ra sao để chốt sales ngay lập tức (bởi nếu bạn để KH rời đi thì có nghĩa là họ sẽ tìm đến đối thủ). Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:

1. Đừng bao giờ nói không với KH
Việc của chúng ta là tìm ra và đáp ứng nhu cầu của KH vì vậy thật đáng buồn khi KH đưa ra nhu cầu còn bạn thì nói "không". 
Mặc dù bạn chưa chuẩn bị sẵn sàng để để đáp ứng chúng nhưng thay vì nói "không" - hãy nói "có, vâng, được ạ, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để ..." .
Thường thì câu trả lời này thường dùng để đáp lại những câu hỏi dạng: "bạn có cái này không?, bạn có làm được điều đó không?..."


2. Đừng cố gắng thuyết phục KH bằng lời, hãy đưa ra các bằng chứng cho thấy bạn làm được.
KH đã quá quen với những lời hứa suông, giờ đây nếu bạn muốn họ thực sự tin tưởng, hãy đưa ra các bằng chứng cho thấy SP của bạn phù hợp với yêu cầu của họ, nó có thể là hình ảnh, video và tốt hơn cả là các đánh giá của KH về SP - DV của bạn.

3. Đừng quên cảm ơn KH và chốt lại lịch hẹn giao dịch rõ ràng(ngày, giờ, địa điểm, nội dung gd...)
KH rất có thể sẽ quên giao dịch đã chốt với bạn hoặc bị lay động bởi 1 đối thủ khác. Khi bạn chốt lại giao dịch với KH kèm theo lời cảm ơn sẽ củng cố thiện cảm của KH dành cho bạn và khắc sâu giao dịch đó vào trí nhớ của họ, đôi khi nó có tác dụng như 1 lời hứa.

4. Sau giao dịch, một lần nữa hãy cảm ơn KH và ghi nhận những phản hồi của họ về SP - DV của bạn.
Chúng ta không ai hoàn hảo, một vài thiếu sót rất dễ xảy ra trong 1 giai đoạn nào đó của quy trình giao dịch. Vì vậy sau giao dịch, điều bạn nên làm là cảm ơn KH và lắng nghe phản hồi của họ về SP - DV mà bạn cung cấp. Như vậy dù có sơ suất mắc lỗi nhỏ nào đó, KH cũng sẽ thông cảm bỏ qua và tỉ lệ KH quay lại cũng sẽ tăng lên. Nếu họ thực sự thấy hài lòng, có thể sẽ giới thiệu bạn với KH khác.

Xem thêm: 
Bí quyết Live Stream bán hàng hiệu quả

6/21/2018

Rèn Luyện Kỷ Luật Bản Thân - Bí Quyết Để Thành Công





Người ta thường cho rằng kỷ luật là gò bó, là trói buộc và nó đồng nghĩa với việc mất tự do. Nhưng thực chất "Kỷ luật chính là tự do".

Nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.

Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham muốn và nỗi sợ bên trong vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật sẽ giúp bạn:

- Tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị tụt dốc.

- Đi đến phòng tập khi bạn muốn nằm dài và lướt web, chơi game.

- Dậy sớm để làm những việc bạn phải làm trong ngày.

- Nói “không” với việc sinh hoạt bừa bãi.

- Tự kiểm soát sự "nghiện ngập" với mạng xã hội.

Tính tự kỉ luật từng là điểm yếu của phần lớn chúng ta, kết quả là bạn sẽ thấy mình thiếu khả năng để làm vô số việc mà mình muốn. 

Chẳng có ai muốn chui ra khỏi chăn trong một ngày rét buốt, nhưng bạn sẽ làm được nếu kiểm soát tốt lý trí có mục đích của mình.

1. Hãy làm những gì tốt nhất cho bạn

Tự kỷ luật nghĩa là hành xử theo điều mà bạn thấy là tốt nhất, bất kể cảm xúc của bạn trong hiện tại ra sao. Chính vì thế đặc điểm đầu tiên của sự tự kỷ luật là phải tự nhận biết. Bạn cần quyết định xem hành động nào sẽ là tốt nhất cho mục tiêu và giá trị của bạn. Quá trình này cần xem xét bên trong bản thân bạn, để hiệu quả nhất thì bạn nên viết nó ra.

Khuyên bạn nên dành thời gian viết ra mục tiêu, mơ ước và tham vọng của mình. Tốt hơn nữa thì hãy viết ra mong muốn lớn nhất đời mình. Việc viết ra như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn mình là ai, thứ mà mình mong muốn và những giá trị với chính mình.

2. Biết rõ thế nào là thiếu kỉ luật

Tự kỷ luật phụ thuộc vào việc nhận thức cả cái bạn đang làm và không đang làm. Bởi lẽ, nếu bạn không nhận thức được hành động của mình là thiếu kỷ luật thì làm sao bạn có thể hành động khác đi được cơ chứ?

Khi bạn bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, bạn sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật – ví dụ như cắn móng tay, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiêng hoặc kiểm tra facebook và mail liên tục.

Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Dần dần nhận thức này sẽ đến sớm hơn, nghĩa là thay vì thấy sự vô kỷ luật của mình trong khi đang làm những việc đó thì bạn sẽ nhận thức được điều đó trước khi bạn hành động như vậy. Nó tạo cơ hội cho bạn ra quyết định hành động đúng với mục tiêu và giá trị của mình.

Muốn Giàu Có Bạn Cần Phải Bỏ Ngay Những Tư Duy Này

3. Cam kết tuân thủ

Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trong chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ thấy chẳng hại gì nếu bấm nút tắt và tự nhủ “thêm 5-10 phút nữa thôi”. Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống, bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối kế hoạch của mình.
Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm - bao gồm lúc bạn nói như thế và cách mà bạn đã cam kết.

4. Mạnh mẽ bước ra khỏi vùng thoải mái

Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó. Cảm xúc, sự thèm muốn và si mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào sự can đảm.

Đừng giả vờ việc gì đó là dễ dàng đối với bạn trong khi thực tế nó rất khó khăn và gian khổ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lòng can đảm để đối mặt với khó chịu và mệt mỏi. Hãy bồi đắp dần bởi những chiến thắng bản thân nhỏ nhặt, sự tự tin của bạn sẽ lớn mạnh hơn và lòng can đảm để có được tính tự kỷ luật sẽ đến dễ dàng hơn.

10 Tư Duy Rất Đáng Học Hỏi Để Áp Dụng Vào Doanh Nghiệp Của CT.Phạm Nhật Vượng

5. Cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc

Hãy khắc ghi câu nói này khi đang cảm thấy do dự hoặc sắp làm gì đó sai trái. Bạn có thể mất một vài năm của hiện tại để đổi lấy 20, 30 năm hay thậm chí là toàn bộ năm tháng còn lại của cuộc đời mỉm cười trong mãn nguyện.
Hoặc ngược lại, thả mình trôi vô định và không thuộc về bất cứ khuôn khổ nào hết tuổi trẻ? Cho cùng, đó là cách nghĩ và quan điểm của bạn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh chưa có bất kì tấm gương thành công nào lại không kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.

5 Thói Quen Lạ Lùng Trước Khi Ngủ Của Người Thành Công

6/18/2018

5 Thói Quen Lạ Lùng Trước Khi Ngủ Của Người Thành Công


1. Dành 30' trước khi ngủ để vượt qua đối thủ của bạn.
CEO tập đoàn khổng lồ Synnex Technology Intl, ông Shuwu Du, sau 40 năm điều hành công ty thì ông cho rằng những người sẵn lòng chăm chỉ làm bài tập về nhà trước khi đi ngủ hoàn toàn liên quan đến việc liệu anh ta có thể thành công trong tương lai hay không.
Khi còn trẻ, Shuwu Du đã dành toàn bộ thời gian cho công việc, ban ngày tranh thủ đi thăm khách hàng và tổ chức các cuộc họp vào buổi tối.
Vì muốn hoàn thành tốt công việc nên ông không ngần ngại dành thời gian nghỉ ngơi của mình để bắt đầu các cuộc họp lúc 5h chiều và kết thúc lúc 9h tối. Sau khi trở về nhà ăn tối, ông đã không nghỉ ngơi mà tiếp tục suy nghĩ về những gì ông chưa làm được trong ngày trước khi đi ngủ.
Việc duy trì thói quen làm việc như vậy kể từ khi doanh nghiệp của Shuwu Du vẫn là một doanh nghiệp nhỏ, ông dùng thời gian buối tối để đọc kỹ và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật khác nhau bởi ông tin rằng chỉ bằng cách hiểu rõ sản phẩm của mình thì ông mới có thể báo cáo đầy đủ cho khách hàng vào ngày hôm sau.
Shuwu Du tin rằng bất kể làm ngành nghề nào, ông đều sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, luôn có những người như ông hoặc những người giỏi hơn ông. Chỉ khi bạn làm nhiều hơn người khác bạn mới có cơ hội giành chiến thắng.
Hầu hết mọi người đều bận rộn trong ngày và chỉ có thể giải quyết công việc cấp bách. Bạn phải dành thời gian trước khi đi ngủ để cố gắng xây dựng nền tảng kiến thức lâu dàivà không ngừng nâng cao năng lực bản thân.
Trước khi đi ngủ không ngừng nghĩ về những việc chưa thể làm trong ngày, chỉ có cách làm nhiều hơn người khác mới có cơ hội thành công.

2. Trước khi đi ngủ, mô phỏng những gì mình định làm ngày hôm sau, hiệu suất công việc tăng lên gấp đôi.
Trước đây, cựu giám đốc chi nhánh của Lenovo, Liang Baifeng, đã rất khổ sở với công việc trong quá khứ, mỗi ngày ông đều rất bận rộn, khối lượng công việc ngày càng chồng chất và khiến ông mệt mỏi, chịu áp lực rất lớn.
Sau khi phát hiện việc dành thời gian trước khi ngủ để mô phỏng quy trình làm việc của ngày mai, ông đã hoàn toàn không gặp trở ngại gì trong công việc. Mỗi tối trước khi đi ngủ, trong đầu ông sẽ mô phỏng toàn bộ quy trình làm việc của ngày mai, giống như buổi diễn tập vào đêm trước buổi trình diễn, nghĩ ra những tình huống có thể xảy ra và suy nghĩ về cách giải quyết.
Nhờ có kế hoạch trước, tất cả các hoạt động đều có thể được tiến hành, do đó ông giải quyết được hết các yêu cầu của công ty hoặc những trường hợp khẩn cấp phát sinh, bởi vì đã từng nghĩ qua nên đều dễ dàng giải quyết.
Mặc dù ban đầu rèn luyện thói quen này không dễ dàng, nhưng sau khi tự mình trải nghiệm cho thấy, hiệu suất công việc của ông đã thực sự tiến triển từng ngày, suy nghĩ của ông ngày càng có tổ chức và tự nhiên trở thành một phần của cuộc sống.
Rèn luyện thói quen này trước khi đi ngủ từng ngày đã giúp Liang Baifeng mỗi ngày hôm sau đều có sự chuẩn bị chắc chắn và tự tin về công việc. Sau khi lên công ty vào sáng sớm, ông tập hợp các trưởng phòng lại và giao việc cho họ, làm cho thời gian của ông càng được sử dụng hiệu quả.
Đây chính là mối liên kết chặt chẽ giữa việc mô phỏng trước quy trình làm việc trước khi ngủ và công việc ngày hôm sau có được thuận lợi hay không.

3. Sử dụng thời gian trước khi ngủ để học tập và tạo ra sức cạnh tranh không thể thay thế.
Anh Tú đã học tiếng Anh bằng cách xem các chương trình truyền hình nước ngoài mà mình yêu thích. Ngay cả sau các giờ học căng thẳng cô cũng không quên đọc thêm tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh trước khi đi ngủ, đọc xong 1-2 chương mới đi ngủ.
Anh Tú cho rằng học tiếng Anh cần được duy trì lâu dài. Đầu tiên là "hứng thú", bởi trước khi ngủ không nhất định bạn phải niệm 800 từ hay làm bài kiểm tra khó khăn, chỉ cần tìm một cuốn tiểu thuyết tương quan với bản thân để đọc.
Chỉ cần có thể đọc hiểu, càng ngày khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên. Ngoài ra, bạn cũng cần có hứng thú để đọc nó, mới có thể tiến bộ, sau đó mới có cơ hội trở thành một thói quen.
Thông qua những khoảnh khắc yên tĩnh trước giờ đi ngủ, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về việc học ngôn ngữ. Cho dù đó là tiếng Anh thông dụng trên toàn cầu hay ngôn ngữ của các nước khác, trên thực tế, các phương pháp học tập cũng tương tự nhau.
Đặt bản thân vào hoàn cảnh cụ thể là chìa khóa không thể thiếu để giúp não và cơ thể bạn dễ dàng chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau và biết cách sử dụng nó trong cuộc sống và công việc.
Điều quan hơn là cần có thái độ học tập tích cực và sẵn sàng dành thời gian kiên trì bền bỉ để tự mình nâng cao năng lực ngoại ngữ và tăng thêm một cấp độ.

4. Trước khi đi ngủ học về đầu tư.
Đầu tư chứng khoán trong 30 năm, Chen JinJang, người đã thắng hơn 1 tỷ nhân dân tệ, trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp nhất. Tuy nhiên nếu bạn muốn có kỹ năng như anh ta, thì bạn phải tìm hiểu xem anh ta đã làm như thế nào.
Năm 1987, Chen Jinlang bắt đầu tiếp xúc với thị trường chứng khoán, lúc đó anh rất hứng thú nghiên cứu sự thay đổi giá cả chứng khoán, hàng ngày sau bữa ăn tối anh đều ngồi ở bàn làm việc và nghiên cứu cẩn thận xu hướng của cổ phiếu, kể cả khi anh đi ăn tối cùng bạn bè ở ngoài thì 9 giờ tối cũng ngoan ngoãn về nhà làm bài.
Sau đó, vì muốn dành nhiều thời gian nghiên cứu hơn, Chen Jinlang bắt đầu giảm bữa ăn tối. Trong suốt hơn 20 năm, số lần anh ra ngoài xã giao với bạn bè được đếm trên đầu ngón tay.
Vì sao phải nghiên cứu cổ phiếu vào ban đêm? Chen Jinlang nghĩ rằng ban ngày bắt đầu phiên giao dịch chứng khoán cũng giống như xem vở kịch, thường bắt đầu lên đỉnh điểm, cảm xúc lẫn lộn nên rất khó để bình tĩnh nhìn vào mọi thứ. Vì vậy đêm trước không thể chuẩn bị tốt cho mọi thứ, anh ta sẽ không tham gia phiên giao dịch.
Tiếp theo, Chen Jinlang sẽ mở loại cổ phiếu đã được theo dõi và chú ý cẩn thận đến dòng tiền trong 60 ngày qua, giá cổ phiếu biến động cao thấp để xác định giá cổ phiếu hiện tại. Ngoài ra, Chen Jinlang cũng sẽ liệt kê các cổ phiếu phải mua và bán vào ngày mai, và sẽ chú ý tới trong tương lai.
Nếu anh ta tìm thấy những cổ phiếu đáng giá, anh ta sẽ liệt kê rõ ràng trước giờ đi ngủ và chuẩn bị cẩn thận cho giao dịch ngày mai.

5. Vận động nhẹ trước khi đi ngủ để ngày hôm sau tràn đầy năng lượng.
Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, để cơ thể thư giãn với các bài tập vừa phải không chỉ giúp giảm đau lưng, mà còn giúp thay đổi tâm trạng. Pilates là một môn thể thao phù hợp cho buổi tối.
Bởi vì Pilates nhấn mạnh sự chuyên tâm và tập trung, bằng cách thả lỏng và vận động nhẹ nhàng để cảm nhận được từng chuyển động, nó không chỉ làm tăng sự đàn hồi và độ bền của cơ mà còn cải thiện tính linh hoạt và sự phối hợp của cơ thể.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sau 6 tuần tham gia khóa tập huấn Pilates, bệnh nhân bị đau lưng trung bình giảm 38% cơn đau, 44-66% cải thiện chức năng hàng ngày và tiếp tục duy trì sau 1 năm.
Các dữ liệu nghiên cứu nước ngoài cũng chỉ ra rằng "bài tập phục hồi cơ bản" có thể làm giảm tỷ lệ tái phát của cơn đau lưng khoảng 70%, cho thấy rằng bài tập này không chỉ có thể tạm thời làm giảm đau mà còn tránh tái phát.
30 phút trước khi đi ngủ quyết định đến năng lực cạnh tranh của bạn trong 8 tiếng ngày mai.
--------------

10 Tư Duy Rất Đáng Học Hỏi Để Áp Dụng Vào Doanh Nghiệp Của CT.Phạm Nhật Vượng


1. Lần đầu tiên thấy một ông lớn nhà nước mời tư nhân đến nói chuyện, chia sẻ hay đúng hơn là truyền tải kinh nghiệm thành công. Đã vậy, nhìn vào phông nền còn thấy VinGroup được đặt lên trên. Vâng xin nhắc lại là ông lớn nhà nước ở một chế độ nhà nước độc quyền mà thể hiện thái độ như vậy quả là một việc làm phi thường.

2. Anh Vượng nói đại ý: Các ông kinh doanh VN ông nào cái tôi cũng lớn, chả ai chịu ai, chỉ nhăm nhăm giành miếng bánh, vơ cho đầy túi mình. Nhưng hôm nay hai ông lớn đã rũ bỏ cái tôi, đặc biệt là Viettel, để ngồi với nhau, nói những câu chuyện thiết thực, chân thành, tốt cho doanh nghiệp, cho đất nước, thật là một việc rất đáng trân trọng.

3. Anh V kể: Hồi mới về VN đầu tư làm Vincom HN và Vinperl Nha Trang, thấy to lắm rồi. Nhiều ông khuyên mày làm từ từ thôi, làm to quá, rồi có ngày bị bòm cho phát. CS không thích người giàu quá đâu. Tôi cũng thấy lo rồi cũng hãm lại, làm từ từ. Nhưng mà nghĩ lại thì vài chục năm nữa cũng ra đi, nên cứ liều mà làm tiếp, rồi cũng đến như ngày hôm nay.

4. Về câu chuyện tìm tướng giỏi, a V chia sẻ: Không có cách nào khác là phải đào tạo cán bộ nguồn và phải chấp nhận rủi ro. Ko thể đòi đào tạo 100 ông mà có 80 ông thành công được, nhưng xác xuất cao sẽ có 20 ông sẽ thành tướng giỏi. . Anh cũng nói: Ko có tướng nào thuê ngoài về tốt bằng những người đào tạo từ trong hệ thống, quy hoạch cán bộ nguồn từ thấp lên cao, lớp lang bài bản thì sau 1 thời gian sẽ có đủ tướng tài để đánh các mặt trận mới. Khó nhất là để tìm đc người phù hợp văn hóa. Vì vậy ko có cách nào khác là ĐÀO TẠO. Các ông lãnh đạo phải nai lưng ra mà Đào tạo.

20 Mẹo Nhỏ Trong Quản Lý Dành Cho Sếp
5. Một bác tướng của Viettel cũng thành thật chia sẻ: Như anh làm tư nhân, anh quyết 1 phát là đc. Còn chúng tôi quyết gì phải qua đảng ủy, đưa ra tập thể, rất phức tạp. Anh Vượng có đáp lại: Tư nhân cũng có cái khó của tư nhân. Như các anh xin gì cũng dễ, còn bọn tôi bị mấy chục cái giấy phép nó trói buộc.

6. Khi anh Hùng đề nghị Vin bớt xây chung cư lại và dành 1 mảnh đất đẹp xây cho Viettel tòa tháp. Anh Vượng bảo vì đất nước tôi sẽ xây đẹp, nhưng vì đất nước, anh cũng trả bọn tôi theo giá thị trường. Hai anh cười lớn! Quả là một câu nói rất thú vị. Anh Hùng đáp lại rất vui vẻ: Chắc chắn chúng tôi sẽ trả theo giá thị trường.

7. Khi nói về điều kiện để quyết định đầu tư, anh V nói: Ko có gì là chắc chắn cả. Nhưng bạn phải tính: Nếu thua vụ này có chết ko? Nếu thua ko chết, cân đối lực lượng thấy làm được thì phải liều mà làm thôi.

8. Đừng sợ bọn Tây. Chúng nó chỉ phát huy năng lực khi điều kiện làm việc hoàn hảo, chuẩn mực thôi. Còn rơi vào các tình huống khác là chúng nó ngồi nghĩ. Đợi mày nghĩ xong thì bọn tao cũng chết rồi. Người Việt mình có thừa sự khéo léo, linh hoạt để xử lý các vấn đề nảy sinh mà tây chịu chết.

9. Anh có nỗi sợ gì không? Sợ chứ, các bạn biết rồi đấy, sống ở VN có muôn vàn nỗi sợ. Ra đường đá rơi vào đầu cũng chết. Rồi bỗng một hôm một vị nào đó khó ở, mình cũng chết. Mình thấy câu này rất đáng chú ý: "Một vị nào đó khó ở"....

10. Nói về dùng người. Anh V kể: Tướng ở VIn phải đa năng hết. Có dự án thuê tây vào làm. Tiêu cả đống tiền mà ko thành công. Cuối cùng anh giao cho 1 chị Phó chủ tịch chuyên về kiểm soát chuyển sang làm giám đốc kinh doanh. Chị chỉ biết giấy tờ chứ có thạo thương trường đâu? Nhưng lúc đó tất cả phải xúm vào giúp. Chấp nhận rủi ro, mày mò làm. Lúc đầu chẳng biết gì, nhưng cũng chẳng biết sợ, cứ liều xông vào làm và bây giờ đã có thể nói là thành công.

Mình cảm nhận hai anh chia sẻ bằng một sự CHÂN THÀNH. Có lẽ đến tầm cỡ này, họ cũng ko cần làm màu nữa. Còn rất nhiều điều thú vị về quản trị, về triết lý sống và kinh doanh nhưng mình ko thể kể hết. Chỉ kể lại vài thứ đang đọng lại trong đầu ngay lúc này. Hy vọng nhiều bạn cùng quan tâm và thảo luận.

Bức Thư Thứ 4: Tuyển Dụng Người Tài?
----------------------------------

10 tư duy rất đáng học hỏi và có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp, vào công việc của chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng:
1./ Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát.
2./ Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.
3./ Luôn giữ tinh thần starup, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ.
4./ Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy đó làm lý do khi yếu kém.
5./ Phải dành ra thời gian để học hằng tháng, hằng năm . Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng.
6./ Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.
7./ Nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi không phạt, làm tốt thưởng ngay.
8./ Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ
9./ Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.
10./ Đôi lúc thực hiện công việc nên tư duy cực kì đơn giản, chỉ cần chưa chết, tương lai xài tốt, và có tính lâu dài.
Bùi Văn Hùng.

6/17/2018

6 Bước Ủy Quyền Hiệu Quả






Biết cách ủy quyền là kỹ năng cơ bản nhất của người quản lý hiệu quả, bởi nó không chỉ giúp bạn thực hiện tốt công việc quản lý mà nó còn giúp nhân viên tự tin hơn trong công việc.

9 lợi ích của ủy quyền hiệu quả:

- Giúp bạn có thêm nhiều thời gian.
- Giúp bạn có thể tập trung vào các công việc quan trọng nhất.
- Tạo điều kiện cho nhân viên của bạn phát triển.
- Cải thiện mối quan hệ với nhân viên.
- Xây dựng tốt tinh thần làm việc tập thể.
- Giảm áp lực công việc.
- Giảm thiểu sai xót.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn.
- Đảm bảo cho sự phát triển của DN và thành công của bạn.

20 Mẹo Nhỏ Trong Quản Lý Dành Cho Sếp

6 bước ủy quyền hiệu quả:

B1. Chuẩn bị kỹ trước khi giao việc.
B2. Xác định cụ thể yêu cầu công việc, yêu cầu nhân viên lặp lại những yêu cầu công việc đảm bảo họ đã thực sự hiểu rõ công việc được giao.
B3. Xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc.
B4. Xác định rõ mức độ và phạm vi thẩm quyền mà nhân viên có thể sử dụng để hoàn thành công việc.
- Cấp độ 1: Quyền đề xuất,
- Cấp độ 2: Quyền thông báo, khởi xướng,
- Cấp độ 3: Quyền hành động, tự quyết.
B5. Xác định mốc thời gian để kiểm tra, đối chiếu nhằm đánh giá tiến độ công việc và thực hiện hướng dẫn nếu cần thiết. Giai đoạn đầu nên thường xuyên kiểm tra, đối chiếu sau đó giảm dần mức độ khi nhân viên chứng tỏ đã nắm vững công việc.
B6. Tiến hành tổng kết công việc, trao đổi về những thành quả, thiếu xót cần cải thiện, rút ra bài học.

Bức Thư Thứ 3: KHI LÃNH ĐẠO NÓI NHÂN VIÊN KHÔNG HIỂU, KHÔNG NGHE,KHÔNG LÀM. PHẢI LÀM SAO?
----------------
Bùi Văn Hùng.

6/14/2018

10 Cách Tiết Kiệm Tốt Nhất Để Đảm Bảo Tuổi Già An Nhàn




Bạn đã bao giờ nghĩ cần phải chuẩn bị cho tuổi già? Nhiều người tin rằng chỉ cần bây giờ mình dồn tiền bạc nuôi con thì khi mình tới độ tuổi về hưu con cháu sẽ nuôi mình. Thực ra, việc gì mình luôn chủ động vẫn hơn là ngồi đợi, vì thế, thay vì mong chờ việc các con báo hiếu hãy học cách tiết kiệm ngay từ bây giờ để tích lũy cho tuổi già.

Thử tượng tượng xem lúc đó bạn mất sức lao động, trong tay không có tiền thì lúc đó cuộc sống cực khổ đến mức nào? Vì thế, tiết kiệm là thói quen nhất định phải biết trước khi bước sang tuổi 30. Nếu muộn hơn, bạn đang ở độ tuổi 40 thì vẫn có thể thực hành tiết kiệm ngay từ bây giờ vì muộn còn hơn không.

Tất nhiên, tiết kiệm chưa bao giờ là dễ cả, vì thế chúng tôi đã đưa ra những gợi ý cách tiết kiệm tốt nhất sau để bạn có thể áp dụng cho bản thân và tùy cơ ứng biến theo từng hoàn cảnh.

1. Không mua những thứ bạn không cần

Trước khi chi tiền cho món gì phải cân nhắc thật nhiều xem đó là thứ bạn cần hay thứ bạn muốn. Bạn phải thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”.

Nhiều thứ bạn cho là cần nhưng chỉ là thứ bạn muốn. Ví dụ như bạn đang có đôi giày đen mua thêm một đôi giày trắng cho hợp với những bộ đồ sáng màu. Sắp đi du lịch nên bạn chọn mua một loạt váy để chụp ảnh đăng lên facebook cho đẹp, nhiều lượng like... và những danh sách này vẫn còn nối dài, ngốn của bạn rất nhiều tiền chi tiêu hàng tháng.

Nếu bạn còn tiếp tục chi tiêu lãng phí như thế này thì lấy tiền đâu để tiết kiệm? Cách tiết kiệm đơn giản là cân nhắc thật nhiều trước khi mua, dù cho giá tốt bao nhiêu đi nữa.

2. Không chạy theo xu hướng công nghệ mới nhất

Để đảm bảo cho tuổi già của mình không phải ngửa tay xin tiền con cháu, bạn hãy kiềm chế những ham muốn nhất thời ở hiện tại. Người tiết kiệm thông minh sẽ không chọn mua món đồ công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Thay vào đó, họ chờ đợi cho đến khi công nghệ đạt đến đỉnh cao, đồng thời giá của sản phẩm lại giảm xuống mức vừa phải cho đa số là họ có thể sử dụng món đồ tốt và giá đúng giá trị thực của sản phẩm.

7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT CẦN HỌC

3. Đừng bao giờ trả tiền toàn bộ

Một trong những cách tiết kiệm tốt nhất là khi mua một món đồ, bạn cố gắng đừng nên trả hết tiền cho nó. Có nhiều cách để giảm bớt chi phí, chẳng hạn dùng coupon, chiết khấu, chờ hàng giảm giá hoặc mặc cả.

Với một chút chuẩn bị và tính toán, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được đáng kể và bạn có thể giành số tiền này để dành riêng cho tài khoản tiết kiệm của mình. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” vì thế sẽ có lúc bạn sẽ bất ngờ vì những khỏa nhỏ nhỏ này dần tích lũy thành số tiền lớn.

4. Chỉ mua bằng tiền mặt

Chúng ta hay có thói quen mua sắm bằng thẻ tín dụng nên không kiểm soát được thực ra chúng ta đã tiêu hết bao nhiêu tiền trong tháng này. Tiêu dùng bằng thẻ tín dụng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên trong tình cảnh vừa nhận lương đã hết tiền vì phải thanh toán một khoản tiền đã nợ từ tháng trước.

Một trong những nguyên tắc tiết kiệm cơ bản là món đồ đó phải có kế hoạch trong việc chi tiêu từ trước và trả bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, có như thế bạn sẽ đảm bảo mình không tiêu nhiều hơn khả năng chi trả. Nếu bạn vẫn nhắm mắt chi tiền bằng những lần quẹt thẻ thì đây chính là lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu cuộc sống.

5. Mua theo giá trị sử dụng, chứ không phải giá bán

Phần lớn chúng ta mắc sai lầm rất lớn khi thấy món đồ rẻ tiền, giá hời là lao vào mua rất nhiều. Bạn có biết nhiều thứ nho nhỏ đó sẽ thành một khoản tiền lớn rất lãng phí vì những món đồ đó gần như chúng ta không sử dụng được lâu.

Để tiết kiệm thông minh, bạn nên mua với giá trị sử dụng tốt nhất, trong đó tính đến các yếu tố như tuổi thọ và và các chi phí phát sinh duy trì sau này. Điều đó thường có nghĩa là hãy nhìn vào chi phí dài hạn cho sản phẩm, chứ không phải là giá mua ban đầu. Chẳng hạn, mua một bộ quần áo tốt, chứ không nên mua quần áo giá rẻ, có thể mặc 2-3 lần đồ mất dáng, vải xuống cấp và bạn đã chán, muốn thay bộ khác.


8 THÓI QUEN BẤT BIẾN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

6. Mua đồ đã qua sử dụng

Một mục tiêu cơ bản của tiết kiệm là có được giá trị tốt nhất từ thứ mà bạn mua, và điều này thường đồng nghĩa với việc mua sản phẩm đã qua sử dụng. Cảm giác bạn mua chiếc xe hơi mới tinh thật là sung sướng nhưng chỉ sau hơn 1 tháng sử dụng chúng đã là xe cũ. Để thỏa mãn cho cảm xúc nhất thời và lòng kiêu hãnh đó bạn phải chi số tiền khá lớn.

Bạn có thể cách khác đó là chọn mua xe đã qua sử dụng trong thời gian ngắn để mua với giá cả tốt hơn. Hay bạn mua điện thoại tại thời điểm nó đã trở nên phổ biến hơn thì giá chỉ còn 50-60% so với ban đầu.

Tuy nhiên, để chọn mua đồ đã qua sử dụng bạn cũng phải cần tỉnh táo và tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi quyết định tránh lãng phí tiền bạc vì đồ mua về đã bị hỏng.

7. Tìm kiếm sự thay thế trước khi mua

Thay vì đổ cả đống tiền vào những thứ mà bạn có thể chỉ dùng vài lần, hãy xem các giải pháp thay thế. Chẳng hạn bạn có nên mua ô tô ngay không khi mà công việc của bạn chỉ có đến công ty rồi về, công ty cách nhà 5km. Bạn có thể thay thế bằng việc đi Uber hay Grab vì những chi phí cơ bản như đổ xăng, chỗ đỗ xe đã “ngốn” của bạn kha khá tiền. So sánh sơ sơ bạn cũng đủ biết lựa chọn nào là tốt hơn cho mình.

Hãy thông minh hơn trong chi tiêu để bạn được hưởng tuổi già an nhàn và hạnh phúc.

8. Lờ bạn bè, hàng xóm đi

Cách tiết kiệm tốt nhất là không nên mua món gì đó vì "con gà tức nhau tiếng gáy". Một phần của cách sống tiết kiệm là bạn phải hiểu rằng cuộc sống không phải là sự cạnh tranh ai có nhiều đồ nhất.

Đừng vì hàng xóm, bạn bè mua ô tô mình cũng phải sắm ngay để cho bằng anh bằng em. Tâm lý này sẽ khiến số tiền tiết kiệm cho tuổi già của bạn nhanh chóng tan biến. Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của bạn và gia đình, và không phải là xem người khác đang tiêu tiền vào việc gì mà bắt chước mù quáng.

9. Đừng lãng phí

Để tiết kiệm, bạn phải biết ghét sự lãng phí, nó bao gồm cả lãng phí tài nguyên hay thời gian. Sự hiệu quả là “bạn thân” của người tiết kiệm, và người tiết kiệm thường tuân thủ một loạt các quy trình xanh như tái sử dụng, tái chế… những thứ mà họ có. Để tránh lãng phí không phải điều dễ và đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm khắc với chính mình, cân nhắc từng hành động xem chúng có gây lãng phí tiền bạc hay thời gian của bạn không?

10. Tự mình làm việc

Hãy tự mình làm các việc có thể, thay vì thuê người khác. Người tiết kiệm có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tự làm, và không trả tiền cho những việc họ có thể tự mình xoay xở.

Rèn Luyện Kỷ Luật Bản Thân - Bí Quyết Để Thành Công


-----------------------
Bùi Văn Hùng.

6/13/2018

Muốn Giàu Có Bạn Cần Phải Bỏ Ngay Những Tư Duy Này






Bạn luôn muốn mình có nhiều tiền hơn, nhưng cũng luôn có suy nghĩ là do số phận, “số” mình không giàu được. Nếu muốn đứng vào hàng ngũ những người giàu có thì dẹp ngay những tư tưởng ấy đi nhé.

1. Nhìn tiền bạc theo quan điểm của người thường

Nếu chỉ tập trung vào việc tiết kiệm được bao nhiêu tiền thay vì nghĩ cách đầu tư số tiền ấy để sinh lời thì bạn sẽ chẳng bao giờ gia nhập được hàng ngũ của người giàu.

2. Cho là mình không xứng đáng để giàu có

Bạn thường nghĩ rằng giàu có là do may mắn, do "số Trời" và thường thì “số” mình không được… may cho lắm.

3. Cho rằng tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi

Tiền không thể đảm bảo bạn có hạnh phúc, nhưng nó sẽ giúp cuộc sống dễ thở và vui vẻ hơn rất nhiều.

Rèn Luyện Kỷ Luật Bản Thân - Bí Quyết Để Thành Công

4. Cho rằng làm người nghèo là thanh cao

Tham vọng không phải là tội lỗi, mà là điều rất tốt, muốn cuộc sống tốt hơn không phải là tham lam.

5. Sợ mất bạn bè

Bạn bè chơi với nhau không phải vì tiền, bạn bè thực sự chẳng quan tâm bạn có bao nhiêu tiền.

6. Không cho là mình đủ thông minh để giàu

Giàu nghèo không phải do giáo dục. Hãy luôn học hỏi và kiểm soát việc tự học của bản thân ngay từ hôm nay.

7. Cho là mình sẽ phải hy sinh cuộc sống gia đình

Đừng ngụy biện rằng mình không thể đánh đổi hạnh phúc gia đình với những thành công lớn. Bạn có quyền có cả 2, nhưng bạn vẫn nghèo vì chưa tìm ra cách để cân bằng.

8. Phải đánh đổi thời gian để lấy tiền bạc

Phần lớn mọi người tin rằng càng bỏ ra nhiều thời gian thì càng kiếm được nhiều tiền. Hãy dừng ngay suy nghĩ đó lại và tìm cách kiếm tiền mất ít thời gian nhất.

5 Thói Quen Lạ Lùng Trước Khi Ngủ Của Người Thành Công

9. Nghĩ xấu cho người giàu

Nói chung thì, đa phần mọi người nghĩ rằng người giàu làm từ thiện để né thuế mà thôi. Nhưng thực ra, phần lớn người giàu cho đi là vì họ đủ khả năng làm thế. Họ là những người hào phóng nhất thế giới và đóng góp hàng triệu đôla mỗi năm vì những mục đích rất nhân văn.

10. Có tâm lý trúng số

Người bình thường rất thích chơi xổ số, vì cho rằng đó là cách duy nhất giúp họ giàu lên. Thực tế là họ đúng đấy. Vì với những người này, không phải là họ không thể, mà là không có niềm tin vào năng lực bản thân. Và chính những suy nghĩ đó đã hạn chế thành công tài chính của họ.

11. Sợ thất bại

Phần lớn mọi người cho rằng thất bại là việc rất đau đớn và nên tránh xa hết mức có thể, để duy trì sự tự tin và phẩm giá. Vì thế, họ chỉ làm những việc biết chắc là làm được. Sự thực, thất bại chính là viên gạch cần thiết để tạo nên thành công. Hãy coi đó là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển.

12. Chỉ giao lưu với những người nghèo

Nhà bác học Einstein từng nói nhận thức có thể lan truyền. Nếu muốn giàu có, bạn cần thiết lập mối quan hệ với những người giàu nữa, và học hỏi từ họ.

13. Chỉ thích sống thoải mái

Rất nhiều người luôn hướng tới cuộc sống thoải mái cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Nhưng trở thành triệu phú không dễ thế đâu, và bạn phải biết hy sinh. Bạn sẽ phải trả giá cho sự giàu có, nhưng nếu đủ cứng cỏi về tinh thần để chịu nỗi đau tạm thời, bạn sẽ gặt hái được thành quả lớn đấy.

8 THÓI QUEN BẤT BIẾN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG
----------------------Bùi Văn Hùng.

9 Nhóm Khách Hàng Bạn Cần Phải Biết Để Chốt Sale "Bách Phát Bách Trúng"




Bán hàng cho Người tham vọng, bạn cần cho họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp họ làm việc hiệu quả thế nào.
Bán hàng cho Người cá tính, hãy cho họ cảm thấy mình khác biệt.

Dân Sales thường có nhiều “chiêu” để chốt deal với khách hàng. Việc áp dụng cùng chiêu với những khách hàng khác nhau sẽ khó mang lại thành công. Xếp khách hàng vào 9 loại sau sẽ giúp việc chốt deal dễ dàng hơn! Vậy bạn cần phân loại khách hàng thế nào?

Ông Adrian Toh – chuyên gia đào tạo cấp cao đến từ Singapore cho biết: Trên lý thuyết của Enneagram – một hệ thống phân loại tính cách có nguồn gốc từ Hy Lạp, bản chất bẩm sinh của con người được tổng hòa bởi cả 9 kiểu tính cách: Người cầu toàn, Người tình cảm, Người tham vọng, Người cá tính, Người lý trí, Người trung thành, Người nhiệt tình, Người mạnh mẽ, Người ôn hòa.

Tuy nhiên theo thời gian, phụ thuộc vào môi trường giáo dục và những sự kiện, biến cố trải qua trong cuộc đời, mỗi chúng ta sẽ thiên dần về một kiểu tính cách cho đến khi trưởng thành. Tất nhiên, với 9 kiểu tính cách trên, cách bán hàng của bạn cũng cần thay đổi theo từng kiểu tính cách.

Nhóm 1 – Người cầu toàn

Người cầu toàn là những người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và làm việc cần mẫn để hoàn thiện bản thân, mọi người, mọi việc xung quanh họ.

Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoàn hảo, tránh sai lầm
Bán hàng cho họ thế nào: Bạn nên đến đúng giờ. Giới thiệu sản phẩm phải thực tế, nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn, tránh vòng vo. Với Người cầu toàn, tuyệt đối không được thể hiện hành vi không nhất quán hay vi phạm chuẩn mực đạo đức.

Nhóm 2 – Người tình cảm

Những người Nhóm 2 mong muốn có được sự yêu thích, thỏa mãn nguyện vọng của người khác và hòa nhịp với con người và sự kiện trong cuộc sống của họ. Người thuộc nhóm này luôn tìm kiếm sự trân trọng, tránh bị coi nhẹ.

Triết lý sống: Tôi cảm thấy mình đang sống khi giúp đỡ người khác.
Bán hàng cho họ thế nào: Trong khi với người Nhóm 1, bạn cần nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp, và có thể bỏ qua “màn khởi động” thì với người Nhóm 2, bạn cần dành thời gian tìm hiểu họ. Hỏi han về nhà cửa, công việc… Việc quan tâm cả đến những chi tiết nhỏ sẽ là những yếu tố họ sẽ đánh giá cao bạn về sau.
Với người thuộc nhóm này, bạn nên làm những việc giúp đỡ họ nho nhỏ, và cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với họ nhiều hơn, nồng nhiệt hơn.
Với nhóm này, đừng cố tăng tốc. Tuyệt đối không được nói bâng quơ, chung chung. Hãy bày tỏ lời cảm ơn họ một cách thường xuyên.

69 Tuyệt chiêu chốt sale trực tiếp

Nhóm 3: Người tham vọng

“Cạnh tranh hay là chết” là phong cách của người nhóm 3. Cạnh tranh là điểm mạnh của họ. Những người này bố trí cuộc sống của họ để đạt được nững mục tiêu cụ thể và muốn chứng tỏ sự thành công để giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác.

Triết lý sống: Theo đuổi thành công. Tránh thất bại.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy mở đầu bằng việc khen ngợi họ. Hãy nói họ tuyệt vời thế nào, thành đạt ra sao.
Sản phẩm bán cho họ phải dựa trên đặc tính hỗ trợ họ thành công và làm việc hiệu quả hơn. Keyword (từ khóa) bán hàng cho kiểu tính cách này là sản phẩm sẽ giúp anh/chị “làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, làm được nhiều việc hơn”. Với những đặc tính này, việc chốt được deal khá chắc chắn.
Tuyệt đối không được nói đến thất bại của họ, ngay cả vẻ ngoài trông mệt mỏi của họ cũng không nên đề cập.
Nhóm 3 là nhóm khách hàng tiềm năng, nhưng cũng có thể “một đi không trở lại” nếu làm cho họ có cảm giác không được tôn trọng. Vậy nên, ngay cả khi bạn đang tiếp khách, nếu họ bước vào, cần xin lỗi khách và chuyển sang tiếp đón họ ngay.

Nhóm 4 – Người cá tính

Người cá tính muốn kết nối sâu sắc với cả thế giới nội tâm của rieng mình và người khác. Họ cảm thấy có sức sống tràn trề nhất là khi họ được thực sự thể hiện cảm xúc của mình.

Triết lý sống: Tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và liên hệ về mặt cảm xúc; tránh bị từ chối hay cảm thấy thiếu sót.
Bán hàng cho họ thế nào: Khi bán hàng cho người Nhóm 4, hãy làm cho họ cảm thấy khác biệt. Hãy khen cả style ăn mặc của họ dù cho bạn thấy phong cách đó khá… khác biệt. Khi đồng cảm, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.
Tránh tỏ ra nổi trội hơn họ. Người cá tính họ muốn nổi trội và là duy nhất.

Nhóm 5 – Người lý trí

Họ thích thông tin, tri thức, và không thích bày tỏ cảm xúc một cách rõ ràng. Người Nhóm 4 luôn tìm kiếm làm sao có nhiều kiến thức hơn. Vì tìm kiếm như vậy nên nhìn chung họ rất logic. Họ đem đến cho tổ chức sự khách quan của mình. Với họ, mọi thứ đều phải có ý nghĩa.

Triết lý sống: Theo đuổi kiến thức và lý trí, tránh sự phiền nhiễu.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy trò chuyện về những sở thích tương đồng với họ, cởi mở với ý tưởng của họ. Khi nói về sản phẩm, cần đảm bảo tính thực tế và logic.
Đừng bao giờ nghi ngờ về năng lực của họ hay thông tin họ đưa ra. Với nhóm người này, đặt câu hỏi về sự chính xác sẽ khiến họ rất khó chịu. Tránh đặt những câu hỏi quá riêng tư.

Nhóm 6 – Người trung thành

Đây là người có tư tưởng sâu sắc, hay lo lắng và lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để có sự chuẩn bị trước.

Triết lý sống: Theo đuổi ý nghĩa cuộc sống, sự chắc chắn và tin cậy, tránh để tình huống xấu xảy ra
Bán hàng cho họ thế nào: Vì người nhóm này luôn có cảm giác lo lắng, nên với họ, hãy luôn lạc quan. Hãy giúp họ đưa ra quyết định càng dễ dàng càng tốt. Tất nhiên, quyết định này cần có cơ sở và cần được trấn an về các rủi ro.
Không nên đưa ra một quan điểm không quen thuộc với họ. Không được tạo áp lực chốt deal và không lẩn tránh các mối lo họ đưa ra.

Nhóm 7 – Người nhiệt tình

Người Nhóm 7 khao khát những thúc đẩy từ ý tưởng mới, từ con người và kinh nghiệm, lảng tránh những đau đớn và khó chịu, và tạo ra những kế hoạch tương lai mở cho họ nhiều lựa chọn.

Triết lý sống: Tìm kiếm niềm vui và sự khuyến khích, tránh sự đau đớn và khó chịu.
Bán hàng cho họ thế nào: Người bán hàng nên có mức năng lượng và sự nhiệt tình tương thích với mức độ năng lượng và sự nhiệt tình của họ. Hãy lạc quan với họ, và đưa ra nhiều lựa chọn cho họ.
Với kiểu người này, không được tỏ thái độ bi quan hoặc tiêu cực thái quá.

Nhóm 8 – Người mạnh mẽ

Nhóm 8 theo đuổi sự thật, như quyền lực, và có thể sử dụng ảnh hưởng của bản thân để mang đến những điều tốt đẹp.

Triết lý sống: Luôn tìm kiếm sức mạnh và sự công bằng, tránh sự tổn thương.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên thẳng thắn với họ, đưa ra cả mặt tốt và chưa tốt của sản phẩm và nên trình bày một cách rõ ràng với họ như Một là…, Hai là….
Cần đồng điệu với cảm xúc của họ, nhưng phải làm cho họ có cảm giác họ là người ra quyết định. Đừng cố gắng lừa gạt hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho họ.

Nhóm 9 – Người ôn hòa

Điều họ muốn là hòa bình, hòa hợp và những mối liên hệ tích cực. Họ không thích xung đột, căng thẳng và ý định xấu xa.
Điều dễ nhận diện ở nhóm người này là khi hỏi họ trưa nay ăn gì, họ sẽ nói: Ăn gì cũng được! Họ không muốn tạo ra tranh chấp hay không đồng thuận ngay cả trong những việc nhỏ.

Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoà hợp và thoải mái, tránh xung đột.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên tập trung vào mặt tích cực của sản phẩm. Nói chuyện một cách chậm rãi và gắn thông tin bạn nói với những gì họ quen thuộc.
Đừng gây áp lực cho họ, hay tìm cách đối đầu với họ.

Vậy làm thế nào bạn biết khách hàng thuộc nhóm nào khi cơ hội gặp họ chỉ có 1 lần?

Hãy “ném đá dò đường”, bạn sẽ biết vị khách đó có khuynh hướng tính cách thế nào! Với vài lời thăm hỏi xã giao ban đầu như:

Anh/Chị có khỏe không? Nếu vị khách kia đáp lại nhiệt tình, anh/cô ấy có thể là người Nhóm 2 – Người tình cảm, Nhóm 7 – Người nhiệt tình hoặc Nhóm 9 – Người ôn hòa.

Nếu muốn vào việc ngay, người này có thể là người Nhóm 1 – Người cầu toàn, Nhóm 3 – Người tham vọng hoặc Nhóm 8 – Người mạnh mẽ.

Khi đưa ra nhiều thông tin quá mà người này tỏ vẻ ngạc nhiên, hoặc không lưu tâm lâu, thì ắt hẳn không phải là người Nhóm 5 – Người lý trí.

9 Nhóm Khách Hàng Bạn Cần Phải Biết ần nào tính cách, sau đó mới áp dụng các phương pháp. Bạn sẽ thành công!”, ông Adrian nói.

----------------------
Bùi Văn Hùng.

6 Kim Chỉ Nam Để Xây Dựng Thương Hiệu Thành Công - 6P





Tuy 6P không phải là tất cả, với những ngành hàng khác nhau sẽ dẫn tới các cách dùng từ khác nhau. Có một số ngành không chỉ có 6P mà là 7P, thậm chí tới 8P! Tuy vậy, dù là mấy P đi chăng nữa, hãy nghĩ đơn giản: 6P = Value. Mỗi chữ P đại diện cho các giá trị mà doanh nghiệp có thể đem tới cho người Consumer.

Một Brand tạo ra giá trị. Brand đưa giá trị đó cho người dùng. Người dùng trả tiền cho Brand. Brand nhận được tiền và tăng volume. Đây là cách mà doanh nghiệp vận hành.

Đối với một Marketer, việc nắm vững 6P sẽ giúp cho các hoạt động được nhất quán và hiệu quả, giúp Marketing tối ưu được đồng thời 2V - Volume cho doanh nghiệp và Value cho người tiêu dùng.

Vậy, từng P đóng vai trò gì trong câu chuyện đó? Hãy cùng tìm hiểu nhé:

1. Proposition - “Lời hứa” của thương hiệu

Proposotion - hay còn gọi là định vị thương hiệu - là lời hứa của Brand đối với Consumer của mình. Proposition đại diện cho tất cả những “tính cách” của một thương hiệu và cách thương hiệu đó len lỏi vào Insight của Consumer để thỏa mãn những nhu cầu của họ. Một thương hiệu tốt là thương hiệu nói được điều mà Consumer thích và cần, đồng thời tạo ra một nền tảng tốt cho Volume trong tương lai.

Việc Nike để câu slogan “Just do it” khiến người dùng thêm mạnh mẽ, tự tin, vượt qua sức ì của bản thân để làm điều mà họ mong muốn. Với giá trị này, lời hứa thương hiệu của Nike đã được giữ vững trong suốt 20 năm và đã góp phần tăng volume cho doanh nghiệp mình.

Thế nhưng cũng phải hiểu Proposition nếu chỉ đứng một mình thì cũng là vô nghĩa. Định vị tốt cần được thể hiện bằng thông điệp truyền thông tốt, bao bì tốt, giá tốt, điểm bán phù hợp và quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm tương xứng. Thiếu Proposition thì thương hiệu khó tồn tại được lâu dài, nhưng không có sự hỗ trợ của 5P sau thì Brand sẽ giống cái loa phường, chỉ vẽ được “lời hay ý đẹp” mà không ai hiểu và chẳng ai tin.

2. Product - “Chất lượng là vàng!”

“Product is king!”. Sản phẩm có được tung ra thị trường theo cách nào và ra sao đi nữa thì điều đầu tiên cần đảm bảo, sản phẩm phải có chất lượng tốt. Đây là giá trị trực tiếp mang đến cho người tiêu dùng.

Nói một cách cực đoan, nếu sản phẩm không tốt, Marketing có thể “dụ” người ta mua lần đầu, nhưng rất có thể sẽ không có lần sau.

Một tô phở dù có được quảng cáo hào nhoáng, chạy nhiều TVC, được nhiều người biết tới nhưng chất lượng lại không ngon thì người dùng sẽ không nhận được nhiều giá trị mà nó mang lại. Kéo theo, volume của doanh nghiệp sẽ không cao.

Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Dành Cho Lãnh Đạo

3. Place - Không chỉ là điểm bán

Khi nhắc đến Place, chúng ta không chỉ nói về những nơi bán sản phẩm mà nó bao hàm tất cả hoạt động xảy ra tại điểm bán, tất cả những thông điệp/ hoạt động/ Ưu đãi mà Brand mang đến cho Shopper để nhắc nhớ họ về sản phẩm và tạo ra động lực mua hàng.

Ví dụ, người tiêu dùng xem TVC, quảng cáo trên mạng và thấy yêu thích một loại trà đóng chai mới. Tuy vậy, khi ra các cửa hàng tiện lợi để tìm mua thì họ lại không thấy đâu, hoặc họ thấy có một loại trà tương tự nhưng có poster, banner cuốn hút hơn. Việc thất bại trong các hoạt động tại điểm bán sẽ khiến volume bị ảnh hưởng xấu.

4. Price - Làm sao cho “đáng đồng tiền bát gạo”

Giá cả là thứ rất linh hoạt nhưng cũng vô cùng nhạy cảm. Một sản phẩm nếu có giá quá mắc sẽ khiến người tiêu dùng chùn bước trước khi rút tiền ra mua, quá rẻ thì sẽ khiến Consumer sinh ra cảm giác nghi ngờ. Chính vì vậy, giá cả là yếu tố “quyền lực nhất” ảnh hưởng nhiều tới Volume và cả Value của Brand.

Có rất nhiều loại giá khác nhau. Từ giá bán đề xuất của Brand, giá bán cho Retailer, giá trên kệ,... Nhưng các Marketer cần luôn nhớ rằng: Không quan trọng bạn có bao nhiêu loại giá, thứ quan trọng nhất vẫn là Percieved values - cách Consumer nhận định về giá. Một đôi giày 20,000,000đ có thể là rẻ nhưng thỏi kem đánh răng 20,000đ lại có thể là đắt, 90% Consumer không nhớ chính xác được giá trị món hàng mà họ mua. Điều quan trọng nhất là dựa vào các P còn lại, Marketer phải cho Consumer cảm giác “đáng đồng tiền bát gạo”.

Xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp

5. Packaging - “Tốt gỗ” phải “tốt cả nước sơn”

Bao bì đẹp hay xấu sẽ ảnh hưởng tới việc thích hay không thích từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đối với những nhà bán lẻ, khi trưng bày hàng hóa lên quầy kệ, nếu mẫu mã, kiểu dáng của bao bì quá cầu kỳ, làm tốn nhiều diện tích trưng bày thì có thể họ sẽ không xếp chúng lên quầy kệ. Những yếu tố này rất đáng để cân nhắc vì sẽ gây ảnh hưởng tới Volume.

6. Promotion - “Người kể chuyện” cho thương hiệu

Một sản phẩm dù có hay ho, tuyệt vời đến thế nào mà chỉ có mỗi Brand đó biết, người tiêu dùng không biết thì chẳng có ý nghĩa, giá trị gì.

Promotion là cầu nối đem tất cả những điều đặc biệt từ 5P còn lại đến với Consumer, giúp nâng tầm thương hiệu, khiến Consumer thấy sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”, từ đó hiểu và yêu Brand hơn.

Để làm được điều đó, Brand cần biết cách truyền thông sản phẩm đó trên đúng kênh nào và nói đúng những cái gì. Volume sẽ đến từ việc Brand triển khai đúng các hoạt động truyền thông, đến đúng đối tượng mục tiêu, và với một thông điệp đúng mực.

--------------------
Bùi Văn Hùng.

6/10/2018

16 Điều Nên Làm Để Có Một Khởi Động Đầu Tuần Thuận Lợi

Khởi động sáng thứ Hai thuận lợi sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả công việc cả tuần của bạn. Một số người sẽ cảm thấy "mệt mỏi" khi bắt đầu với một tuần mới với nhiều công việc lặp lại và các áp lực đã biết trước. Chiếc đồng hồ báo thức vào sáng thứ Hai thường bị coi như "công cụ đánh thức thô lỗ". Tuy nhiên, việc mà bạn cần làm là phải đối diện với nó. Nếu bạn có một tuần làm việc hiệu quả và nhiều cảm hứng thì chắc chắn thuần tiếp theo sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Buổi sáng là khởi đầu của một ngày mới, do đó trạng thái thể chất và tinh thần vào buổi sáng rất quan trọng, nó sẽ chi phối mọi hoạt động của con người trong cả ngày. Dưới đây là 16 điều mà những người thành công trong cuộc sống thường làm để bắt đầu tuần làm việc mới hiệu quả. Vì vậy, buổi sáng thứ Hai tuần tới, bạn hãy thử áp dụng để xem hiệu quả của chúng đến đâu nhé!

1. Không "ngủ nướng"

Tất cả mọi người đều thích bấm nút "snooze" trên đồng hồ báo thức và có lẽ người phát minh ra nút này nên nhận được giải Nobel. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đơn giản rằng nút này có thể giúp bạn chợp mắt thêm được vài giây mà không biết rằng việc ngủ nướng sẽ mang lại nhiều tác hại. Cố gắng dậy đúng lúc đồng hồ báo thức kêu, điều đó sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới với tâm trạng cực kì thoải mái. Ngoài ra, điều này cũng mang lại cho bạn nhiều năng lượng hơn so với chu kì ngủ - dậy - ngủ nướng.

2. Tập thể dục

Cách tốt nhất để có đầy đủ năng lượng cho một ngày mới chính là làm cho cơ thể hoạt động sớm. Tập thể dục vào sáng sớm là cách mà nhiều người lựa chọn để giúp họ có thể rời khỏi giường nhanh chóng và tỉnh táo hơn khi bắt đầu một ngày mới. Ngoài ra, tập thể dục buổi sáng cũng đã được chứng minh có thể giúp cải thiện được tâm trạng và thúc đẩy sự tự tin của con người. Bạn có thể chạy bộ, chơi cầu lông hoặc tập yoga ngay tại nhà...

Có lẽ, tất cả chúng ta đều biết việc ăn sáng đóng vai trò rất quan trọng. Những người thành công làm việc hiệu quả khi họ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để bắt đầu tuần mới thật tốt. Hãy chắc chắn rằng bữa ăn sáng của bạn bao gồm protein vì nó sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, do đó kéo dài được sự hiệu quả trong công việc.

4. Dọn dẹp sạch sẽ trước khi ra khỏi nhà

Thứ Hai chắn hẳn sẽ là một ngày cực kì bận rộn và với nhiều người thì họ chấp nhận việc để đồ đạc mỗi thứ một nơi, chén bát vẫn còn ngâm trong bồn cả ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không dọn dẹp trước khi rời khỏi nhà thì bạn cũng phải làm việc đó lúc về đến nhà, thời điểm mà cơ thể bạn còn mệt mỏi hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy tự làm công việc này trước khi ra khỏi nhà. Công việc này chỉ tốn vài phút thôi nhưng bạn sẽ thấy điều này cực kì có ích sau một ngày làm việc vất vả khi trở về nhà.

5. Lên kế hoạch cho tuần mới

Hầu hết mọi người đều có thời gian biểu mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ có rất nhiều mối bận tâm từ tuần này qua tuần khác. Do đó, nếu bạn có kế hoạch cho dự án tuần tới hoặc chỉ đơn giản là mang theo cây bút chì trong buổi họp vào thứ 5 thôi, hãy ghi lại những điều này vào đầu tuần và công việc bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

6. Đi làm sớm

Những thói quen vào sáng thứ Hai có thể sẽ trở thành thói quen cho cả tuần của bạn, vì vậy hãy chọn những việc tốt nhất. Đi làm sớm với tâm trạng thoải mái sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc giải thích cho mọi người về lý do đến trễ bởi tắc đường.

7. Sắp xếp lại chỗ làm việc

Còn cách nào để bắt đầu tuần mới tốt hơn việc dọn dẹp ngăn nắp không gian làm việc của bạn? Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bàn làm việc được sắp xếp một cách gọn gàng và đặt mọi thứ đúng chỗ để không mất thời gian đi tìm.

8. Làm những việc nhỏ trước

Nếu bạn có nhiều công việc lặt vặt thì bạn nên bắt tay vào giải quyết ngay. Chẳng hạn như: Trả lời email, photo tài liệu,.. hay bất cứ điều gì bạn cần làm. Một khi những chuyện nhỏ được hoàn thành, bạn có thể dồn hết công sức để làm việc lớn hơn.

9. Kiểm soát hộp thư đến

Đảm bảo rằng hộp thư đến của bạn không quá lộn xộn. Xóa những tin nhắn rác và những thứ không cần thiết, phân chia các email ra từng mục rõ ràng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bản thân do không phải dành thời gian quá nhiều cho việc tìm kiếm email quan trọng nữa.

10. Chào đón tất cả mọi người

Ngoài việc phải có kĩ năng và làm việc chăm chỉ, mối quan hệ tốt với mọi người cũng là yếu tố rất quan trọng của sự thành công. Đơn giản bạn chỉ việc "Xin chào" hoặc "Chào buổi sáng" đối với những người bạn gặp cũng sẽ tạo nên một sự ấn tượng trong thời gian dài.

11. Lên danh sách các việc cần làm

Đây là một điều cực kì tốt sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi quá trình làm việc của mình. Làm một danh sách ở máy tính cá nhân, một danh sách trong điện thoại và một cái khác trên bàn làm việc, bạn sẽ biết được công việc mà bạn đã, đang và cần phải làm. Nhớ là gạch bỏ những việc đã hoàn thành nhé.


12. Tưởng tượng ra sự thành công

Hãy tưởng tượng mọi thứ trong tuần sẽ thành công đối với bạn. Điều này có thể tạo ra một nguồn động lực lớn trong khi thực hiện công việc.

13. Đối mặt với những vấn đề lớn

Sau khi giải quyết xong những việc nhỏ nhặt thì bây giờ đến lúc phải đối diện với những vấn đề lớn hơn. Điều này chắc hẳn sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn mong đợi, do đó bạn nên làm chúng vào đầu tuần để đảm bảo rằng sẽ có thể hoàn thành đúng giờ.

14. Luôn giữ thái độ tích cực

Những người thành công luôn giữ được sự tích cực và tự tin ngay cả khi đối diện với những vấn đề khó khăn nhất. Việc cảm thấy nặng nề vào đầu tuần sẽ khiến những ngày còn lại của bạn tệ hơn nhiều. Vì vậy, hãy luôn giữ sự lạc quan và thái độ tích cực cho bản thân trong khi làm việc.

15. Tập trung vào những công việc chính

Chúng ta thường dễ dàng bị phân tâm, do đó sẽ khiến cho năng suất làm việc bị giảm đi đáng kể. Hãy cố gắng bắt đầu công việc khi bạn chắc chắn rằng không có gì làm ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn. Những người thành công chỉ có thể thành công khi họ hoàn thành tốt công việc, do đó hãy đảm bảo rằng bạn cũng có thể làm như vậy.


16. Không ngại nói "không"

Khả năng làm việc của ai cũng có giới hạn. Vì vậy, khi đi làm vào đầu tuần và nhận được nhiều sự yêu cầu khác nhau thì bạn chỉ nên đồng ý với những việc mà bạn có thể làm được thôi nhé.
---------------------

Bùi Văn Hùng.