Click here to opt in to Alexa Certified Site Metrics. Bùi Văn Hùng

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

6/08/2018

Bức Thư Thứ 5: Tạo Môi Trường Làm Việc Và Thúc Đẩy Nhân Viên



Bạn thân mến!

Chắc hẳn giờ đây bạn đã nắm trong tay bí kíp tuyển dụng nhân tài qua bức thư số 4, vậy tiếp theo đó bạn sẽ làm gì?
Đây là vấn đề mà các nhà quản lý hay lúng túng sau khi tuyển dụng. Nếu bạn đã có nhân viên tốt mà không biết phải làm gì để phát huy năng lực của họ thì có khác gì kìm hãm hoặc biến họ thành nhân viên yếu kém. Sau đây sẽ là cách mà bạn cần phải sử dụng để phát huy tối đa năng lực của nhân viên:

1. Tạo ra không khí làm việc ngay từ ngày đầu:

- Để nhân viên không bị lạc lõng và giảm tinh thần khi bước vào môi trường mới, ngay từ ngày đầu bạn nên trao đổi rồi giao việc cho họ. Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản, hãy theo sát và giúp họ hiểu công việc trước khi bắt tay vào thực hiện.  
- Trong tháng đầu, bạn hãy bàn giao từng việc cho nhân viên mới cho đến khi hoàn thành. Thời gian này, bạn cần phải kiên nhẫn dẫn dắt để họ làm quen với công việc và môi trường, không nên dồn tất cả công việc của nhân viên cũ cho nhân viên mới ngay lúc đầu.

2. Hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc:

- Khi bạn theo sát nhân viên mới, hãy chú ý đánh giá kết quả làm việc của họ kịp thời. Nếu làm tốt, bạn cần phải khen ngợi động viên ngay, bước này sẽ giúp nhân viên tăng năng lượng làm việc, tạo ra cảm giác thoải mái, tự tin và yêu công việc hơn. Nếu chẳng may làm chưa tốt, bạn hãy hướng dẫn lại cụ thể, đừng để kết quả xấu đi quá xa sẽ khiến nhân viên sợ hãi, mất niềm tin cũng như cảm hứng trong công việc.
- Khi giao việc, cần rõ ràng các vấn đề sau: mục tiêu đạt được, tiêu chuẩn hoàn thành, thời hạn hoàn thành. Hơn nữa, bạn cần chắc chắn là nhân viên đã nắm được các vấn đề này bằng cách yêu cầu họ lặp lại những gì bạn đã nói, nếu có sai sót thì đó chính là lúc cần sửa ngay.
- Bạn cũng cần nêu rõ quan điểm và các tiêu chuẩn mà bạn sẽ sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên.

DISC - Thấu hiểu bản thân - Xây dựng đội nhóm thành công

3. Khi đánh giá hãy suy xét cẩn thận:

Đánh giá nhân viên hay kết quả công việc của họ đều rất quan trọng, bạn cần trao đổi riêng với từng nhân viên. Khi bạn có những nhận xét, góp ý cụ thể nhân viên sẽ thấy họ được quan tâm. Nhiều quản lý chỉ xem xét rồi đánh giá qua loa, hoặc không có góp ý cụ thể nào, điều này có thể khiến nhân viên thấy bị bỏ rơi, lạc lõng, mất phương hướng... 

Một số nguyên tắc bạn cần lưu ý:
- Không đưa cảm xúc vào công việc, hãy giữ trạng thái thoải mái khi trao đổi với nhân viên.
- Không phán xét khi chưa hiểu rõ vấn đề.
- Giúp nhân viên tháo gỡ khó khăn, cùng họ đưa ra giải pháp .
- Khen ngợi trước tập thể, phê bình chỉ 1-1 thôi.

4. Tạo ra môi trường làm việc lý tưởng:

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có một đội ngũ nhân viên tốt và một môi trường tốt. Đây là lúc bạn cần phải bắt tay vào tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng. Môi trường lý tưởng là gì? Đó là môi trường:
- Các nhân viên hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
- Các đội nhóm đoàn kết để làm việc việc quả.
- Có ghi nhận thành tích và các quy định về tưởng thưởng xứng đáng. Không trì trích các lỗi lầm mà nhân viên phạm phải, hãy khuyến khích nhân viên tìm ra giải pháp khắc phục và rút kinh nghiệm cho những lỗi lầm đó.
- Các nhân viên luôn được động viên, khích lệ kịp thời.
- Cho phép nhân viên sai lầm ở một mức độ nào đó với những sáng tạo của họ.
- Có uy tín, có sản phẩm tốt, dịch vụ tốt.
- Có các hoạt động giao lưu nội bộ, học hỏi lẫn nhau và hoạt động xã hội ý nghĩa.
- Luôn hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.

Lãnh đạo truyền cảm hứng

5. Người lãnh đạo cần biết chia sẻ trách nhiệm quản lý:

Lãnh đạo giỏi không bao giờ là người ôm hết công việc về mình, họ luôn biết cách tìm kiếm các nhân viên có năng lực để giao phó. Điều này giúp giảm tải công việc, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, làm cho họ thấy mình trở lên quan trọng và có thêm động lực để phấn đấu. Vậy bạn sẽ làm gì để thực hiện việc này?
- Cùng nhân viên xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, mục tiêu cho công việc.
- Cùng thảo luận để đưa ra các giải pháp tối ưu hiệu quả công việc.
- Thường xuyên tổ chức các buổi họp để tập hợp các ý kiến đóng góp tốt, đồng thời phát hiện các nhân tài có thể ủy thác công việc.
- Khuyến khích nhân viên đánh giá về công việc mà bản thân đã thực hiện và đóng góp ý kiến cho những hoạt động kinh doanh chung của công ty.
-  Lập ra quỹ thưởng cho các sáng kiến đóng góp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

6. Làm cho nhân viên thấy mình quan trọng:

Một trong những động lực lớn để nhân viên tích cực làm việc đó là khi họ thấy mình thực sự có vai trò quan trọng trong tổ chức. Vậy làm thế nào để nhân viên thấy mình quan trọng?
- Là lãnh đạo, bạn nên biết cảm ơn nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc, đừng xem điều đó là nghiễm nhiên.
- Trân trọng và đánh giá cao những ý tưởng mà nhân viên cống hiến cho công ty, dù nó là các ý tưởng nhỏ.
- Ghi nhận các thành tích nhân viên đạt được từ nhỏ đến lớn, nhiều nhà quản lý thường góp nhiều thành tích lại thưởng một lần hoặc chỉ thưởng các thành tích lớn, điều này không đúng. Nếu nhân viên không được ghi nhận từ những thành tích nhỏ thì họ khó có động lực để đạt được những thành tích lớn hơn, những khen ngợi đúng lúc nào cũng có tác dụng như “nắng hạn gặp mưa”, đừng giả tạo hay quá lố là được.
- Luôn biết lắng nghe nhân viên, đừng áp đặt. Đa phần nhân viên ít chia sẻ với những nhà quản lý có tính áp đặt công việc, kể cả những khó khăn mang tính chất cản trở công việc. Vì vậy nếu bạn lắng nghe nhân viên, bạn sẽ luôn giao việc đúng người và hỗ trợ đúng lúc. Điều đó giúp guồng máy của bạn vận hành trơn tru, nhân viên sẽ tích cực cống hiến, doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh.

7. Làm giàu công việc:

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 55% nhân viên nói lý do số một yêu thích công ty của họ là công việc thú vị và đầy thử thách. Nếu bạn muốn nhân viên của bạn yêu bạn, hãy làm cho công việc của họ thú vị hơn. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Đặt tên ý nghĩa cho từng bộ phận:
VD: BP kế toán: quả tim của doanh nghiệp - an ninh tài chính, BP bán hàng: hơi thở của doanh nghiệp, BP giao hàng: cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp,...
- Đặt tên tiếng anh: Bán hàng: Saler, Giao hàng: Shipper ...
- Đôi khi gia tăng độ khó của công việc: tăng chỉ tiêu, tăng doanh thu...
- Tổ chức các cuộc thi giữa các đội nhóm, giữa các nhân viên lấy mục tiêu doanh thu làm đích.
- Truyền thông nội bộ, nêu bật ý nghĩa giá trị mà sản phẩm của công ty bạn mang lại cho cộng đồng, gắn ý nghĩa giá trị  nhân viên của bạn vào đó.
- Xây dựng chính sách phúc lợi giàu ý nghĩa, gắn nó với người thân, gia đình của nhân viên:
VD: một số công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho cha mẹ nhân viên khi họ cống hiến từ 1 năm trở lên, một số khác thì tổ chức du lịch cho cả gia đình nhân viên, người thân mua hàng được ưu đãi...
Hãy chia sẻ bài viết này cho những người cần hỗ trợ giống bạn nhé!
-----------------
Bùi Văn Hùng.

6/06/2018

3 Cách Chinh Phục Trái Tim Khách Hàng




1. Thiết kế chân dung khách hàng


Thiết kế chân dung khách hàng chính là một trong những cách giúp bạn nhìn rõ khách hàng. Không biết rõ khách hàng là ai thì bạn sáng tạo sản phẩm và chương trình kinh doanh cho ai?

Cần nhớ, chân dung khách hàng không chỉ là vấn đề tên, tuổi, địa chỉ, ngành nghề hay thu nhập của họ, các thông tin quan trọng hơn là thông tin về hành vi của họ, bao gồm: động lực, mục tiêu, mối quan tâm, sở thích và cảm xúc của họ.

Vẽ một cách đầy đủ chân dung khách hàng là bước đầu quan trọng để tối ưu trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng.

2. Ba cấp độ trải nghiệm của khách hàng


Trải nghiệm của khách hàng chính là giá trị theo cảm nhận của khách hàng, nó là yếu tố quyết định sự lựa chọn và trung thành của họ với doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà khách hàng đánh giá về trải nghiệm doanh nghiệp mang lại cho họ.

Ba cấp độ đánh giá của khách hàng là:


- Công ty có giúp họ đạt mục tiêu không? Mỗi khách hàng đều có một mục tiêu khi giao dịch với công ty. Vậy khi giao dịch với công ty bạn, mục tiêu thực sự của họ là gì? Công ty của bạn có giúp họ đạt được mục tiêu đó không? Đạt được ở mức nào?

Ví dụ: Khách hàng muốn dùng dịch vụ tín dụng. Ngân hàng nào có thể giúp khách hàng đạt được mục tiêu đó?

- Công ty có giúp khách hàng đạt mục tiêu dễ dàng và thuận tiện không? Khách hàng gặp nhiều khó khăn, rắc rối, phức tạp do con người, hệ thống và quy trình của công ty tạo nên?

Cũng với ví dụ trên: điều kiện, thủ tục, quy trình, dịch vụ hỗ trợ… của ngân hàng có dễ dàng hay rắc rối?
- Trong quá trình đạt đến mục tiêu, cảm xúc của khách hàng như thế nào? Cảm xúc của họ hình thành theo từng mức độ và cách công ty giúp họ ở hai điều trên. Nhưng điều trọng hơn, nó được quyết định bởi thái độ và văn hóa hành xử của công ty với khách hàng.

Cùng ví dụ về dịch vụ tín dụng: Nhân viên ngân hàng có thân thiện, minh bạch, làm đúng cam kết, ân cần, trách nhiệm, làm khách hàng hài lòng và tin tưởng? Ngân hàng có dự đoán được điều họ muốn, có khiến họ cảm kích vì được thấu hiểu và chia sẻ?

Ba cấp độ trên đo lường trải nghiệm mà công ty mang lại cho khách hàng tương ứng với ba vấn đề từ phía doanh nghiệp, là: Product (sản phẩm), Delivery(dịch vụ) và Mindset (cảm xúc).

Công ty cần thu thập thông tin và đánh giá vấn đề khách hàng của mình quan tâm theo ba cấp độ hay tiêu chí trên. Từ đó, xác định vấn đề ưu tiên, sắp xếp nguồn lực cho những vấn đề có tác động lớn đến khách hàng.

Với mỗi ngành nghề, doanh nghiệp, các cấp độ trên có vai trò và sắc thái khác nhau trong việc tạo nên một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

Ví dụ, bằng khảo sát, công ty nhận ra khách hàng của mình bị chi phối bởi yếu tốt cảm xúc, vì sản phẩm và khả năng mang lại sự tiện lợi cho khách hàng của công ty bạn không khác đối thủ là bao. Vậy thì nguồn lực mà bạn sẽ phải tập trung là Mindset, vì khách hàng của bạn coi trọng điều đó nhất.

Cũng sẽ có những doanh nghiệp, việc tập trung vào một sản phẩm chất lượng cao mới là điều tiên quyết. Không có công thức chung cho việc tập trung vào cấp độ nào, nhưng điều mà tất cả các doanh nghiệp đều cần quan tâm là khách hàng đánh giá thế nào về trải nghiệm với một công ty?

69 Tuyệt chiêu chốt sale trực tiếp

3. Tư duy dọc hành trình khách hàng


Hành trình khách hàng là các bước và điểm tiếp xúc khách hàng thực hiện từ khi nhận biết về sản phẩm, rồi mua và dùng sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

Khi tiếp xúc với khách hàng hằng ngày, làm quy trình hay chính sách, chúng ta đều cần tư duy theo hành trình khách hàng thay vì tư duy cục bộ tại mỗi khâu trong quy trình. Đó là vì, kể cả khi bạn đã cố gắng tối ưu tại mỗi khâu tiếp xúc với khách hàng, vẫn chưa đảm bảo tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt. Quản lý trải nghiệm khách hàng trên toàn bộ hành trình khác với việc mỗi bộ phận trong doanh nghiệp đều làm tốt việc của mình nhưng không tạo nên một trải nghiệm mang tính nhất quán trên hành trình.

Đây là lỗi khó nhận ra của nhiều doanh nghiệp. Bởi lẽ, mỗi bộ phận cho rằng mình làm tốt việc của mình thì cả công ty sẽ tốt. Điều này chỉ đúng khi toàn bộ hành trình đã được thiết kế và kết nối các KPI bộ phận với KPI lõi của cả công ty.

Cách tư duy dọc đó được cụ thể bằng việc giải quyết các nội dung sau:


Mục đích thực sự của khách hàng là gì?

Trước khi thực hiện giao tiếp với công ty thì họ làm gì?

Sau khi họ thực hiện giao tiếp này họ sẽ làm gì?

Điều gì làm họ hài lòng?

Điều này cho phép nhân viên mỗi bộ phận trên hành trình khách hàng hiểu được bối cảnh của khách hàng. Hay nói cách khác, họ đặt khách hàng vào bối cảnh cụ thể để tìm ra câu trả lời “điều gì làm họ hài lòng”. Trong giao tiếp, hiểu bối cảnh (context) là điều làm cho cuộc giao tiếp trở nên có ý nghĩa.

-------------------------
Bùi Văn Hùng.

Khi Khách Hàng Nổi Giận, Phải Xử Lý Thế Nào?



Vì sao chúng ta lại thường né tránh sự cảm thông? Chúng ta lo sợ nếu mình thừa nhận sự tức giận của khách hàng, ta đang đổ lỗi cho chính mình và làm xấu hình ảnh công ty.


Gần đây tôi đã có một trải nghiệm khó chịu với nhân viên một cửa hàng giày. Tôi thấy kết một đôi giày đỏ tuyệt đẹp và muốn được thử đúng size. Trong khi hỗ trợ tôi, anh ta có một cuộc điện thoại riêng và tôi đã bị bỏ lại, phải chờ đợi trong khi anh ta buôn chuyện.

Tôi đã gọi điện vào đường dây nóng của công ty để than phiền. Tiếp nhận cuộc gọi là một cô gái trẻ tuổi và lịch sự. Cô ấy lắng nghe phản hồi của tôi và nói lịch sự rằng cô ta sẽ báo cáo lên cấp trên và sẽ có người nào đó trả lời tôi. Sau khi ngắt máy, tôi cảm thấy không hài lòng, tức giận và thất vọng.

Tại sao người phụ nữ trẻ lịch sự này lại khiến tôi không hài lòng? Ồ, đơn giản LÀ điều tôi muốn nghe trong suốt đoạn hội thoại lại không được cô ấy nói ra. Tôi muốn cô ấy hiểu cảm xúc của tôi, rằng là cô ấy cảm thấy tiếc khi tôi đã gặp trải nghiệm tồi tệ. Tôi muốn có được sự đồng cảm của cô ấy.

Khi khách hàng gặp một vấn đề khó chịu và liên hệ để phản ánh, ta thường cảm thấy rằng mình chỉ cần nói giọng lịch sự và kèm theo lời hứa giải quyết vấn đề là được. Nhưng liệu nó đã đủ?


Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sống trong một ngôi nhà có một vườn hoa xinh đẹp. Vườn hoa này do chính tay bạn trồng và vun xới. Rồi một ngày kia, bạn thấy cậu con trai nhà hàng xóm băng qua khu vườn và dẫm lên những cây hoa xinh đẹp của bạn. Tuy chẳng hề có ác cảm với nhà hàng xóm nhưng bạn vẫn muốn gia đình họ biết để không có trường hợp tương tự xảy ra.

Bởi vậy bạn gõ cửa nhà hàng xóm và nói với người ta sự việc xảy ra với giọng nhẹ nhàng. Giờ hãy tưởng tượng cô ta trả lời bạn với giọng lịch sự: "Cảm ơn đã nói cho tôi biết. Để tôi về tôi nói với con trai tôi". Lúc này bạn có cảm thấy tức giận không? Bạn có cảm thấy cô ta nên nói lời xin lỗi thay cho con trai mình không?

Ở cương vị cô ấy, chắc chắn sẽ muốn nói chuyện với con trai mình để có đủ thông tin trước khi xác định liệu con mình có sai hay không. Nói cách khác, cô ấy muốn giữ lại lời xin lỗi cho đến khi có thêm thông tin. Bạn thấy công bằng chưa? Nhưng chắc hẳn lúc này, bạn kỳ vọng rằng cô ấy sẽ thể hiện sự đồng cảm cho điều không may của bạn. Sự đồng cảm cho sự việc dẫn đến bạn phải trồng lại cả vườn hoa của mình. Người hàng xóm có thể nói: "Chắc hẳn anh đã mất nhiều công sức cho khu vườn. Thật tiếc vì nó bị phá hỏng như vậy".


Cần nhiều hơn lịch sự:


Sự đồng cảm quan trọng hơn sự lịch sự. Đó là nghệ thuật làm giảm nỗi buồn của ai đó bằng cách khiến họ cảm thấy cảm xúc của họ là dễ hiểu và "đúng" trong tình huống này. Sự cảm thông cho một người đang không hạnh phúc thấy rằng bạn có thể cảm nhận được những gì họ cảm thấy.
Vậy vì sao chúng ta lại thường né tránh sự cảm thông? Chúng ta tránh nó bởi ta sợ bị nhầm lẫn đồng cảm với thừa nhận hành vi sai trái. Chúng ta lo sợ nếu mình thừa nhận sự tức giận của khách hàng, ta đang đổ lỗi cho chính mình và làm xấu hình ảnh công ty.


Vậy chúng ta có thể đồng cảm với cảm giác tiêu cực của khách hàng thế nào để không đồng nghĩa với việc thừa nhận hành vi sai? Dưới đây là một cách:


"Tôi rất tiếc vì biết được rằng + trải nghiệm của khách hàng"

Bằng cách xin lỗi này, bạn thể hiện rằng bạn thông cảm với sự khó chịu của khách hàng mà không cần nhận lỗi về mình. Sau đây là những cặp ví dụ về lời xin lỗi. Trong đó, một người đổ lỗi cho công ty, còn người kia chỉ đơn giản thể hiện sự cảm thông với trải nghiệm của khách hàng:

A) Tôi xin lỗi vì đồ ăn không ngon.
B) Tôi rất tiếc khi biết bạn cảm thấy không thích đồ ăn của chúng tôi.
A) Tôi xin lỗi vì nhân viên đã làm sai.
B) Tôi rất tiếc khi biết rằng bạn chưa có được trải nghiệm tuyệt vời.
A) Tôi xin lỗi. Sếp tôi bị trễ giờ hôm nay.
B) Tôi rất tiếc khi biết rằng bạn đã phải đợi quá lâu.
Bạn có thể thấy các câu xin lỗi trong ví dụ A - B có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Trở thành Siêu bán hàng với Bộ câu hỏi bán hàng ma thuật

Một cái kết có hậu:


Hãy quay lại cuộc điện thoại với người khách hàng lịch sự ở phòng dịch vụ khách hàng của cửa hàng giày. Cô ấy có thể nói rằng cô ấy hiểu được cảm xúc của tôi nếu nhân viên bán hàng đó làm việc riêng mà không hỗ trợ tôi.

Liệu tôi có quay lại cửa hàng đó mua giày nữa không? Có lẽ không. Nhưng tôi sẽ cảm giác mình được tôn trọng, được chăm sóc và thấu hiểu. Tôi sẽ cảm thấy hài lòng và cả ấn tượng nữa.

-----------------
Bùi Văn Hùng.

7 Xu Hướng Tiêu Dùng Mới Lên Ngôi Năm 2018


Châu Á có số người sử dụng điện thoại di động nhiều hơn các khu vực khác và tỷ lệ tăng trưởng trong lĩnh vực di động cũng cao nhất thế giới. Tại những thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, nhiều người tiêu dùng trẻ nhìn nhận các doanh nghiệp mang lại giải pháp di động cho khách hàng là “tiên tiến” và thích lựa chọn những thương hiệu này hơn so với các đối thủ “chậm tiến”.



Nhiều chương trình tivi trong khu vực đang dần chuyển sang các nền tảng trực tuyến như YouTube và các trang mạng chuyên về video vì biết rằng đối tượng mục tiêu của họ đang dần xa lánh truyền hình. Người tiêu dùng ở khu vực này cũng đặc biệt thích xem và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ qua mạng xã hội từ điện thoại di động.


Các doanh nghiệp thương mại điện tử trong khu vực đang tập trung nỗ lực của họ vào nền tảng di động, chẳng hạn như trường hợp của Lazada – trang mua sắm hàng đầu tại Đông Nam Á.



Người tiêu dùng châu Á ngày nay nhạy cảm hơn với tính thẩm mỹ của bao bì sản phẩm và thích chọn những món hàng có bao bì “hữu ích, dễ thương”. Bao bì đẹp cũng là một lý do để họ chia sẻ sản phẩm nào đó với bạn bè.


Chúng ta có thể nhìn thấy xu hướng này với sự thành công của thương hiệu toàn cầu Coca-Cola tại châu Á. In tên riêng trên bao bì hay thiết kế những biểu tượng đồ họa đã giúp thương hiệu này chiếm được cảm tình của những khách hàng trẻ.



Trong mấy năm gần đây, việc giảm stress và tự chăm sóc bản thân đang dần trở thành một xu hướng tại thị trường châu Á. Xu hướng này sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm 2018. Áp lực cao hơn trong công việc và học tập làm cho nhiều người tìm cách giải tỏa stress. Nhiều người tiêu dùng trẻ tại khu vực này chủ động tìm kiếm những món hàng, dịch vụ có thể mang lại cho họ niềm vui và sẵn sàng chi tiêu thêm chút ít nếu điều đó làm họ cảm thấy hạnh phúc.


Năm 2018, người tiêu dùng khắp châu Á sẽ tìm kiếm những dịch vụ, không gian để có thể “được là chính họ”, để khám phá đam mê và làm những gì có thể mang lại niềm vui cho họ. Họ “muốn sống trong hiện tại”, “trải nghiệm cuộc sống” và “tìm cách mang lại hạnh phúc cho bản thân”.

Đây có thể là kết quả từ sự phát triển của mạng xã hội. Nhiều người đang dùng các kênh mạng xã hội để thể hiện bản thân, thể hiện cá tính của họ. Theo một kết quả khảo sát, 73% người tiêu dùng Trung Quốc trong lứa tuổi từ 19-25 cho biết họ quan tâm đến hạnh phúc và trải nghiệm cá nhân nhiều hơn là chuyện kiếm tiền.




Khi mà thị trường di động và ứng dụng phát triển hơn, nhu cầu “tự tay làm lấy” (DIY – Do it yourself) của nhiều người tiêu dùng cũng tăng lên. Các ứng dụng dành cho chợ trời và hàng thủ công ở Nhật đang bùng nổ; thị trường tiêu dùng DIY của Đài Loan cũng đang phát triển nhanh.

Một trong những lý do khiến nhiều người tiêu dùng quay sang thích “tự tay làm lấy” là vì tiếp thị hàng tiêu dùng ngày nay thiếu vắng “những sự kết nối mang tính nhân văn”.


Nhiều người đang tìm đến những ứng dụng có thể trợ giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống. Họ cũng sẵn sàng đón nhận các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo và máy học.

Chúng ta có thể nhìn thấy xu hướng này qua sự thành công của các ứng dụng theo dõi giấc ngủ như Sleep Meister (ở Nhật) và Snail Sleep (Trung Quốc). Cả hai ứng dụng này đều phân tích dữ liệu giấc ngủ và đưa ra những đề xuất giúp người dùng cải thiện thói quen liên quan đến giấc ngủ để có được chất lượng sống tốt hơn. Năm 2018 hứa hẹn sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa các ứng dụng theo dõi và hỗ trợ cải thiện sức khỏe. 


Các nhà bán lẻ ngày nay không chỉ nỗ lực xây dựng trải nghiệm mua sắm mà còn muốn sở hữu công cụ thanh toán qua ví điện tử. Cuộc chiến ví điện tử ở châu Á đang nóng lên. Tại Trung Quốc, Alibaba ra mắt siêu thị thực Hema; sản phẩm tại đây được quét trên ứng dụng Hema và được thanh toán qua Alipay. Tại Ấn Độ, Google tung ra Tez, túi di động miễn phí kết nối điện thoại với tài khoản ngân hàng để người tiêu dùng dễ dàng thanh toán khi mua sắm.


------------------
Bùi Văn Hùng.

10 Quan Niệm Sai Lầm Giết Chết Thương Hiệu Của Bạn


1. Nhiều tiền mới làm được thương hiệu
Nhiều tiền dĩ nhiên làm gì cũng dễ và thương hiệu cũng vậy. Nhưng đa số doanh nghiệp không nhiều tiền, thậm chí rất ít tiền. Tại sao trong số hàng chục ngàn start-up hẻo tài chính chỉ có một ít thương hiệu được biết đến rộng rãi. Với thế giới online không biên giới hiện nay cơ hội luôn mở rộng cho những thương hiệu nghèo tiền nhưng giàu ý tưởng.

2. Chất lượng tốt đồng nghĩa với một thương hiệu mạnh

Một thương hiệu mạnh thường có chất lượng tốt. Ngược lại chưa chắc. Đấy là chưa nói khái niệm “chất lượng tốt” đối với một số ngành nghề rất khó phân biệt, rất mơ hồ. Bạn thử uống một cốc espresso của Starbucks, Coffee Bean và Gloria Jeans đi. Cái nào ngon hơn? Có lẽ cảm nhận ngon hay không là từ cái tên mang lại thay vì từ nước cà phê. 3 tên tuổi này thương hiệu nào đắt tiền hơn chúng ta đã biết: chỉ có Starbucks nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.

3. Kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu

Khu chung cư tôi ở lâu nay có một dãy khoảng 5-6 quán cà phê cóc. Gần đây một quán cóc lạ mắt mới ra đời. Bàn ghế gỗ đồng bộ thay cho ghế nhựa. Đèn màu sắc vàng dịu không xanh đỏ loè loẹt. Cà phê chẳng ngon hơn nhưng khách đông hơn các quán cũ. Khi số đông làm luộm thuộm, cơ hội làm thương hiệu xuất hiện cho một cửa hàng nhỏ lẻ làm tử tế hơn. Làm thương hiệu không phải những gì to tát. Nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt. Kinh doanh to hay nhỏ cũng đều cần bán được hàng. Mục tiêu tối thượng của làm thương hiệu là bán được nhiều hàng.

4. Bán hàng trước thương hiệu sau

Quan niệm khá phổ biến. Nên đặt câu hỏi ngược lại: làm thế nào để bán hàng. Muốn bán hàng phải rao. Rao về cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp “làm” thương hiệu. Bạn nào còn nhớ tuổi thơ với các lời rao bán kem hay kẹo kéo không. Người rao hay hơn chắc chắn bán được nhiều hơn cho dù kẹo và kem ai cũng gần như nhau.
Trừ khi doanh nghiệp độc quyền hay bán hàng trên một phân khúc cầu nhiều cung ít, tốt nhất hãy biết “làm” thương hiệu từ lúc bắt đầu.

5. Muốn nhanh chóng thành công thương hiệu chỉ cần quảng cáo

Quảng cáo không thể thiếu nếu muốn nhiều người biết đến thương hiệu. Nhưng quảng cáo về một sản phẩm tồi chính là cách giết chết thương hiệu nhanh nhất. Làm quảng cáo khi chưa hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền hiệu quả. Ông David Olgilvy đã chẳng nói rằng quảng cáo khi không thấu hiểu khách hàng chẳng khác gì tướng ra trận nhưng không biết sẽ đánh nhau với ai.

6. Thương hiệu là vẽ một logo đẹp

Logo là khuôn mặt của thương hiệu. Nhưng thương hiệu không chỉ có logo. Logo đẹp không dễ. Nhưng thổi hồn vào logo là thách thức khó. Giống như make-up để làm nên một khuôn mặt phụ nữ đẹp. Khuôn mặt vừa đẹp vừa biết làm mềm con tim kẻ tình si lâu lâu mới gặp. Nếu thương hiệu đắt giá hàng tỉ đô chỉ dừng lại một logo đẹp thì các designers đã là nghề được trà lương hơn cả siêu sao bóng đá.

7. Thương hiệu là nhiệm vụ của phòng marketing

“Marketing quá quan trọng để uỷ thác cho một mình bộ phận marketing” (CEO của Hewlet Packard).
CEO phải là tổng tư lệnh trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Tất cả các dự án tư vấn tôi đã trải qua cùng RMA đây là điều kiện bắt buộc. Dự án sẽ không thể triển khai nếu không đạt được thoả thuận này. Lý do đơn giản là chiến lược thương hiệu liên quan trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu không có sự can thiệp chỉ đạo trực tiếp của CEO, chiến lược này coi như chỉ tồn tại trên giấy tờ.

8. Thương hiệu là trừu tượng

Thương hiệu là cụ thể. Rất cụ thể. Nếu doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là trừu tượng có nghĩa họ chưa hiểu và sẽ không biết xây dựng bắt đầu từ đâu. Thương hiệu mạnh hay yếu đều phải đo đếm được bằng các chỉ tiêu định lượng, bằng các KPIs chi tiết. Thương hiệu phải quy được ra USD khi muốn đánh giá giá trị.

9. Khác biệt thương hiệu là phải có cái khác với đối thủ cạnh tranh

Nghe có vẻ có lý nhưng không thực tế. Thật lý tưởng khi bạn có cái mà đối thủ không có. Máy tính Mac của Apple đồ hoạ đẹp nhất; xe máy Honda đi bền nhất; Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất. Nhưng có bao nhiêu thương hiệu may mắn sở hữu một thuộc tính độc nhất như Mac, Honda hay Lego? Đa số thương hiệu không có gì khác nhau. Nếu có khác thì khác rất ít không đủ gọi là “khác biệt” để khách hàng nhận ra.
Cần phải khác biệt để bán hàng ngay cả khi bạn chẳng có gì khác biệt. Khác biệt lúc đó nằm ở nhận thức, ở cách bạn nói về mình. Khác biệt không phải bao giờ cùng từ những gì bạn có.

10. Nếu không khác biệt thương hiệu sẽ chết

Đọc “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout đừng hiểu một chiều theo nghĩa đen. Không khác biệt khó dẫn đầu. Nhưng không khác biệt không có nghĩa là chết chắc. Sống có nhiều kiểu sống. Người giàu có lối sống người giàu. Thu nhập trung bình vẫn hạnh phúc nếu biết sống. Thu nhập thấp vẫn tồn tại. Tất nhiên khi đã khác biệt thì sống vui sống khoẻ sống giàu hơn rồi.
----------------------------------

8 Sai Lầm Khi Sử Dụng Mạng Xã Hội Khiến Thương Hiệu Của Bạn Sớm Bị "Diệt Vong"

1. Không kiểm soát đúng đắn những người trực tiếp quản lý mạng xã hội mình.
2. Không có những phản hồi hợp lý cho các đánh giá tiêu cực
3. Bỏ tiền mua lượt like và lượng theo dõi
4. Nhàm chán trong việc đăng tải nội dung
5. Quảng bá sản phẩm một cách liên tục
6. Sử dụng hình ảnh và thông điệp không nhất quán
7. Sử dụng câu trả lời mặc định
8. Dùng quá nhiều mạng xã hội khiến thông tin bị loãng.
---------------------
Bùi Văn Hùng.

20 Mẹo Nhỏ Trong Quản Lý Dành Cho Sếp


Nếu bạn đang phân vân điều gì làm nên một nhà lãnh đạo vĩ đại, chứ không chỉ dừng lại là nhà lãnh đạo xuất sắc, thì đây là một số mẹo có thể giúp bạn. Cuộc hành trình này của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn sẵn sàng như thế nào.

Với Nhóm Của Bạn:

1. Tạo ra một nhóm tự quản lý. Để cho họ hòa hợp với việc dành được mục tiêu hoặc bất kỳ điều gì bạn yêu cầu họ.
2. Khuyến khích họ: Đưa ra một nhiệm vụ hoặc thách thức, không phải là một công việc hay vị trí.
3. Tạo ra một môi trường làm việc hợp tác và hài hước, nơi mọi người tự động muốn quay trở lại, hơn là bị bắt buộc phải quay trở lại.
4. Bạn có thể sử dụng hầu hết tiềm năng của ai đó để giành được mọi thứ. Chờ đợi cho đến khi tìm một người có đầy đủ khả năng là suy nghĩ của người luôn thất bại.
5. Khen ngợi thành công - dù là thành công nhỏ nhất.
6. Làm cho mọi người có trách nhiệm trong lời nói và việc làm.
7. Phát triển những người kế nhiệm cho mọi vị trí trong tổ chức, nhưng không đe dọa những nhân viên hiện tại của bạn.
8. Thử thách lẫn nhau. Để cho các thành viên nhóm thử thách bạn. Lắng nghe sự sáng suốt của họ. Trong hầu hết các trường hợp, họ thông minh hơn bạn. Để họ nói không với bạn. Sử dụng các xung đột một cách tích cực.
Cuối cùng, hãy ủy thác mọi thứ. Luôn thoải mái và thân thiện với những người cần bạn. Phong cách của bạn
9. Đừng cố gắng để trở thành người hoàn hảo.
10. Khoan dung cho những sai lầm - thậm chí khi chúng được lặp lại. Tạo ra một nền văn hóa thử nghiệm và mắc lỗi. Mọi người là những con người đầy thiện chí.
11. Mọi người làm việc với bạn biết nhiều về bạn hơn bạn nghĩ.
12. Nhớ rằng: Bạn là tâm điểm, vì thế hãy để ý khi bạn nói chuyện với một thành viên nhóm, hoặc với toàn nhóm về kế hoạch và tương lai của bạn trong tổ chức.
13. Luôn sẵn lòng với nhân viên.
14. Thay đổi phong cách truyền thông của bạn cho phù hợp với nhu cầu của các thành viên nhóm. Nhớ rằng, giống như kích cỡ, không phải phong cách nào cũng "vừa" cho tất cả.

Khơi Nguồn Cảm Hứng Cho Bạn:

15. Lắng nghe cấp dưới. Nó thường mang lại những dấu hiệu đúng và những cảnh báo sớm.
16. Suy nghĩ: Dành thời gian yên tĩnh mỗi ngày để suy nghĩ. Hầu hết những ý tưởng lớn đều đến từ ngoài thời gian làm việc.
17. Nên học nhiều hơn từ bên ngoài văn phòng của bạn.
18. Tự chăm sóc bản thân, luôn duy trì sự khỏe mạnh cả về cảm xúc và tinh thần.
19. Quan tâm và dành thời gian cho gia đình: Không thể trở nên vĩ đại mà không có họ. Bạn sẽ sa lầy nếu bạn phớt lờ nhu cầu của họ.
20. Thi thoảng thử những cái mới, đi du lịch hay tham gia vào các hoạt động mà bạn nghĩ mình sẽ không bao giờ tham gia. Nó sẽ cho bạn những trải nghiệm thực sự lạ và đó chính là nơi chấp cánh cho những ý tưởng tuyệt vời. 
---------------------------
Bùi Văn Hùng.

6/04/2018

Bức Thư Thứ 4: Tuyển Dụng Người Tài?






Bạn thân mến!
Nếu là nhà tuyển dụng, bạn sẽ hối tiếc khi không đọc hết bức thư này!
Có nhiều bạn gửi thư cho 2FBS hỏi vì sao không thấy hướng dẫn phần tuyển dụng trước? Thực tế phần nào cũng quan trọng nên chúng tôi phải ưu tiên theo số đông câu hỏi của bạn đọc.
Hôm nay, 2FBS sẽ đi sâu về chủ đề “Tuyển Dụng Nhân Tài” để hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng mà nhiều doanh nghiệp đang mắc phải.
Nhân tài luôn là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của mọi công ty. Làm sao để tuyển dụng được nhân tài trong hàng vạn ứng viên? Tuyển dụng nhân tài có khó không?
Câu trả lời là “khó”, nếu dễ thì các công ty săn đầu người đã không làm ăn tốt vậy. Ở Việt Nam, đa phần các công ty nhỏ và siêu nhỏ tuyển dụng theo kiểu manh mún, ít khi có một quỹ tuyển dụng để duy trì đều đặn vì vậy mà họ luôn rơi vào cảnh tuyển vội vàng khi thiếu nhân lực, do đó chất lượng nhân sự thường dưới mức mong đợi. Số khác thì không hiểu rõ vị trí cần tuyển hoặc không có một quy trình tuyển dụng rõ ràng, chưa nói đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ và giữ chân lao động có năng lực tốt.
Sau đây là những lời khuyên cho nhà tuyển dụng:
1. Nguyên Tắc Tuyển Dụng:
- Tuyển đúng người, đúng việc, không tuyển vội vàng.
- Thiệt hại do tuyển sai gây ra: tốn thời gian, tốn chi phí, ngừng trệ công việc do phải sa thải nhân sự yếu kém và chờ đợi tuyển mới.
- Nếu nhận ra việc tuyển một vị trí nào đó là sai lầm: nên sa thải ngay.
- Một nhân viên yếu kém thường gây ách tắc trong guồng máy kinh doanh.
- Một nhân viên tiêu cực có thể kéo theo 3 nhân viên khác.
 2. Xác định rõ năng lực cần có của nhân viên cần tuyển, cân bằng với điều kiện của doanh nghiệp (khả năng tài chính, độ lớn doanh nghiệp, giai đoạn phát triển, chiến lược kinh doanh):
- Cần có bảng mô tả công việc rõ ràng, thực tế. Không thổi phồng, không sơ sài phần yêu cầu năng lực, không copy máy móc từ bản tuyển dụng của công ty khác...
- Trả lời câu hỏi trước khi lập bảng mô tả công việc: Việc gì? Tại sao cần làm? Ai làm? Kết quả mong muốn đạt được là gì? Làm sao để đạt được nó? Công cụ hỗ trợ là gì? Năng lực chính là gì? Năng lực phụ là gì? Phẩm chất cần có là gì?
- Trả lời câu hỏi trước khi lập bảng chính sách lương thưởng, đãi ngộ: Ứng viên theo yêu cầu này thị trường có nhiều không? Mặt bằng lương ra sao? Đối thủ đang áp dụng chính sách nào? Thế mạnh cạnh tranh của ta là gì?(Môi trường, văn hóa, điều kiện thăng tiến, uy tín lâu năm...), Lịch sử chế độ cũ có tốt không? Cần thay đổi bổ sung gì không?
Lưu ý:
+ Đừng quên đề cập đến chế độ đãi ngộ, lương, thưởng, cơ hội thăng tiến trong bản tuyển dụng.
+ Một ứng viên có yêu công việc đến đâu cũng sẽ ít khi nộp đơn vào một công ty mập mờ về chế độ lương, thưởng, đãi ngộ.
+ Một ứng viên có năng lực sẽ càng chú ý nhiều hơn đến cơ hội thăng tiến, hoặc hoa hồng, thưởng.
+ Đừng vẽ ra những điều quá lố gây ảo tưởng cho ứng viên về thu nhập hay về công ty. Hãy nói về sự thật và 1 số điều có thể đạt được trong tương lai.
-  Suy nghĩ về vị trí tương tự đang tồn tại trong doanh nghiệp, gia tăng các yêu cầu phù hợp với vị trí đó mà nhân viên cũ chưa đạt được.
- Ngồi cùng các nhân viên thuộc vị trí đó để đưa ra bảng mô tả công việc phù hợp nhất.
- Tìm hiểu kỹ ứng viên trước khi tuyển, không nên quá tin vào bản CV cũng như kết quả phỏng vấn.
3. Trước khi đăng tuyển, hãy chuẩn bị sẵn 1 quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp: như vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, ứng viên cũng vì sự chuyên nghiệp của công ty bạn mà ngưỡng mộ.
- Quy trình đề nghị: Đăng tuyển - Lọc CV - Nhận HS - Lọc HS - Mời phỏng vấn vòng 1,2,3 - Chúc mừng trúng tuyển -  Mời nhận việc - Hội nhập NV mới - Giao việc - Đào tạo NV mới.
4. Tìm kiếm từ nhiều nguồn:
- Tận dụng website công ty:
Website của công ty là một trong những kênh tuyển dụng hiệu quả cao. Thông qua phần giới thiệu sơ lược về công ty, bạn sẽ có nhiều cơ hội thu hút được nhiều ứng viên. Sơ lược công ty nên trình bày rõ tầm nhìn, triển vọng phát triển, các giá trị cơ bản và văn hóa của công ty -  “Đất lành chim đậu”.
Những thông tin quảng bá về hình ảnh, uy tín, thành công và các giá trị tốt đẹp, văn hóa của công ty sẽ là động lực khiến ứng viên chọn công ty bạn làm nơi phát triển sự nghiệp lâu dài.
Hãy sử dụng mục Nghề Nghiệp hay Tuyển Dụng trên website của công ty cho mục đích tuyển dụng. Website nên cung cấp đường dẫn để ứng viên dễ dàng nộp đơn ứng tuyển trực tiếp cho những vị trí còn trống trong công ty.
- Tận dụng mạng lưới tuyển dụng nội bộ:
Mạng lưới tuyển dụng nội bộ là một trong những kênh thông tin tiết kiệm và nhanh chóng nhất giúp bạn tuyển dụng nhân tài. Hãy đăng các thông báo tuyển dụng lên bản tin nội bộ của công ty, liệt kê đầy đủ thông tin về vị trí tuyển dụng và yêu cầu cụ thể đối với ứng viên. Nhân viên sẽ nhanh chóng truyền tai nhau về các vị trí tuyển dụng này và giới thiệu cho bạn bè, người thân của họ.
Để khuyến khích nhân viên tham gia tích cực, phòng nhân sự nên quy định chính sách tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên nào giới thiệu được bạn bè cho công ty.
- Sử dụng các website tuyển dụng:
Ngày nay các website tuyển dụng ngày càng phát triển nhằm giúp các công ty tuyển dụng người tài.
Để tận dụng thời gian, công sức cũng như tiếp cận được với nguồn ứng viên lớn, bạn nên chọn kênh này.
- Sử dụng dịch vụ tư vấn nhân sự cấp cao:
Ngày nay, chuyên viên tư vấn nhân sự cấp cao (còn gọi là dịch vụ “săn đầu người”) là bạn đồng hành đáng tin cậy của các Giám đốc Điều hành và các nhà Quản lý Nhân sự trong cuộc chiến giành nhân tài.
Nếu là một công ty có năng lực tài chính tốt, bạn nên xem xét đầu tư và kênh này. Thông thường các công ty lớn hay dùng để chiêu mộ các vị trí quan trọng.
- Giữ liên lạc thường xuyên với ứng viên giỏi:
Trong đợt phỏng vấn gần đây, bạn quyết định tuyển các ứng viên giỏi nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn phát hiện nhiều ứng viên khác phù hợp. Vậy bạn hãy tiếp tục giữ liên lạc với các ứng viên tiềm năng này bằng cách gửi email cảm ơn họ đã đến dự phỏng vấn và gửi cập nhật các vị trí còn trống trong công ty. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn có trong tay nguồn ứng viên phong phú khi có nhu cầu tuyển dụng.
5. Trang bị kỹ năng phỏng vấn:
- Chuẩn bị bảng câu hỏi, chấm điểm.
- Tạo ra không khí thoải mái để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao.
- Đừng cố thuyết phục ứng viên bằng lương, phúc lợi hoặc sự tuyệt vời của công ty bạn. Chỉ có vậy bạn mới tìm ra người thực sự muốn hợp tác.
- Luôn đặt câu hỏi cho ứng viên và kiểm soát buổi phỏng vấn, đừng thuyết trình dài dòng.
Lưu ý:
- Ưu tiên các điểm: thông minh, chịu khó, có nhiều phẩm chất tốt hơn là chỉ thiên về kỹ năng tốt.
- Không nên tuyển ứng viên quá tham vọng, họ sẽ không gắn bó lâu dài với bạn.
- Không nên tuyển các ứng viên quá non nớt dù ở vị trí nào, nhớ rằng bạn tuyển người vào đảm nhiệm công việc chứ không phải tuyển người vào học việc.
6. Tìm các ứng viên muốn tự nguyện làm việc cho bạn:
- Không nên tuyển các ứng viên còn nhiều đắn đo, do dự khi phỏng vấn.
- Không nên tuyển các ứng viên chẳng biết gì về công ty bạn khi đến phỏng vấn.
- Cân nhắc kỹ ứng viên trước khi tuyển nếu bạn còn thấy băn khoăn.
- Xem xét sự phù hợp của của ứng viên đối với môi trường làm việc của họ.
- Hỏi ứng viên xem lý do họ muốn làm việc ở công ty bạn là gì?
- Hỏi ứng viên xem lý do vì sao bạn nên tuyển họ?
7. Kiểm tra các kết quả làm việc trong quá khứ của ứng viên:
- Hỏi ứng viên về kinh nghiệm và thành công trong quá khứ?
- Hỏi ứng viên xem họ làm thế nào để đạt được nó?
- Hỏi xem họ suy nghĩ gì về kết quả đạt được?
Lưu ý:
- Cần loại bỏ những người phóng đại hoặc có thái độ tự mãn về kết quả đã đạt được.
- Kiểm tra đồng nghiệp cũ hoặc người chủ cũ, nếu ứng viên này quay lại họ có nhận không?
8. Phỏng vấn kỹ trước khi tuyển:
- Nên có thời gian cân nhắc kỹ càng.
- Thông thường các công ty lớn sẽ phỏng vấn 03 vòng: Vòng 1 với trưởng phòng nhân sự , vòng 2 với quản lý trực tiếp , vòng 3 với các đồng nghiệp.
- Nên để các đồng nghiệp tương lai của ứng viên cùng tham gia phỏng vấn, nếu các đồng nghiệp cũng nhiệt liệt hoan nghênh ứng viên này thì chắc chắn bạn đã có một nhân viên tương lai tuyệt vời.
9. Đưa ra mức lương phù hợp:
- Hỏi xem họ mong muốn bao nhiêu? Lý do gì khiến bạn cần phải trả mức lương đó?
- Căn chỉnh với các phúc lợi họ nhận được.
- Tăng lương xứng đáng và ngay lập tức đối với người bạn cần giữ chân nếu họ thể hiện năng lực thực sự tốt.
- Gia tăng mức đãi ngộ mà không chờ họ đòi hỏi.
Ebook tham khảo: Hệ Thống Tiền Công Và Tiền Lương, Hướng Dẫn Xây Dựng Bảng Lương 3P - V10, Tuyển Dụng Và Đãi Ngộ Người Tài, Phỏng Vấn Tuyển Dụng Thật Đơn Giản.
Đăng ký nhận tài liệu: TẠI ĐÂY
Phần thực hành:
Hãy tham gia thực hành cùng chuyên gia Yến Đỗ trong khóa học ứng dụng chất lượng cao: Bí quyết tuyển chọn và đãi ngộ người tài
Yến Đỗ là giám đốc điều hành GPO - Công ty chuyên về dịch vụ nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, outsourcing và tư vấn quản trị nguồn nhân lực.
Tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Đại học Hawaii, Hoa Kỳ. 
Chị là bậc thầy trong lĩnh vực tư vấn tuyển dụng cho doanh nghiệp, người đã tuyển dụng hàng ngàn vị trí từ nhân viên mới ra trường tới các vị trí cao cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước.
Chị từng là Giám đốc Nhân sự, Giám đốc đào tạo, Giám đốc tuyển dụng vùng của những tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia như LG, Nortel Networks, Techcombank,.....
Click đăng ký: TẠI ĐÂY

Chú ý: Đăng ký tại đây bạn được hỗ trợ 40% chi phí ➡️ Quá tuyệt phải không nào, đăng ký 1 lần dùng mãi mãi.
Chúc các bạn áp dụng hiệu quả!
Nếu bạn muốn liên hệ với 2FBS, vui lòng gửi Email phản hồi nhé.
Hãy chia sẻ bài viết này cho những người cần hỗ trợ giống bạn nhé!
Hãy chú ý theo dõi bức thư tiếp theo tại đây nhé!
----------------------------
Thông tin liên hệ: 2FBS
Email: hungbv1210@gmail.com