Bạn thân mến!
Trong nhóm chúng tôi có một cô bạn là CEO công ty A, tuy xuất thân từ kỹ thuật nhưng cô ấy rất ham học hỏi và gần như tham gia tất cả các khóa học từ cơ bản đến nâng cao về xây dựng - vận hành doanh nghiệp.
Trong một buổi chia sẻ về những khó khăn mà các doanh nghiệp đang mắc phải, chúng tôi đã rất bất ngờ khi cô ấy nói về vấn đề “nói nhân viên không hiểu, không nghe, không làm, nói 1 đàng làm một nẻo”, biểu hiện cụ thể như sau:
- Gọi dạ bảo vâng nhưng chân tay lại không hành động,
- Sếp nói một, thì lập tức phải cãi hai để thể hiện quan điểm trái chiều bằng được,
- Viện cớ rồi đẩy việc cho người khác,
- Nhận một đàng làm một nẻo,
- Hay làm ra vẻ bận rộn,
- Thường xuyên sai kế hoạch và báo cáo qua loa,
- Bỏ dở công việc giữa chừng,
- Làm hỏng việc sau đó đổ thừa cho lý do...
Cuối cùng là sếp nổi giận, nhân viên ấm ức không phục, không khí làm việc căng thẳng, chống đối. Tình hình này đương nhiên gây ra một hệ lụy mà không “sếp” nào mong muốn đó là: Tình cảm sếp – nhân viên sứt mẻ, hiệu quả công việc tụt dốc không phanh, bởi sự đam mê, sáng tạo, tự giác của nhân viên bị ức chế. Còn nhân viên thì đứng trước nguy cơ “về vườn” hoặc bị “thất xủng”.
Cuối cùng cô bạn tôi kết luận, nhân viên không biết nghe lời thì tốt nhất là cho nghỉ việc. Đây là một biện pháp quá thiển cận và tiểu nông bởi nó chẳng khác nào sếp muốn “giết nhầm còn hơn bỏ sót” và nếu một ngày, nhân viên biết nghe lời cũng trở thành nhân viên không biết nghe lời thì phải làm sao?
Phụ nữ Lãnh đạo bằng Yêu thương
Theo bạn vì sao lại xảy ra vấn đề này?
Một ngày, đoàn của tôi đến thăm văn phòng của cô bạn này. Sau một hồi quan sát và thăm dò các nhân viên ở đây, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:
- Về nhận thức của nhân viên: không tệ nhưng sử dụng nhiều phương pháp cũ kỹ để làm việc, không chịu học hỏi để tìm kiếm các phương pháp mới nhằm cải tiến hiệu quả công việc,
- Về mặt tư duy: đa phần muốn an phận, làm đủ công, đủ giờ, sợ thay đổi,
- Về mặt độ tuổi: đa phần là trẻ, thiếu kinh nghiệm,
- Về chế độ lương và chính sách đãi ngộ: hầu hết nhân viên làm việc theo lương cứng, cơ chế trả hoa hồng hoặc trả thưởng còn sơ sài...
- Về vấn đề đào tạo của doanh nghiệp:
+ Ban lãnh đạo có năng lực, kiến thức tốt nhưng thiếu kỹ năng đào tạo vì vậy không biết nên bắt đầu huấn luyện nhân viên từ đâu,
+ Do thiếu bước đánh giá nền tảng trình độ nhân viên nên những kiến thức mà cấp quản lý đưa vào đào tạo vượt xa quá nhiều so với mặt bằng nhận thức vì vậy nhân viên không hiểu, không lĩnh hội được,
+ Do nóng vội, đốt cháy giai đoạn nên dẫn tới việc đưa vào đào tạo quá nhiều kiến thức, kỹ năng trong một thời gian ngắn, khiến cho nhân viên cảm thấy bị nhồi nhét, áp lực, khó chịu. Như vậy là thiếu một lộ trình đào tạo hợp lý,
+ Sau một thời gian ban lãnh đạo đánh giá lại hiệu quả đào tạo và thấy không có nhiều tiến triển nên bắt đầu thay đổi nội dung đào tạo, việc thay đổi này khiến nhân viên cảm thấy hoang mang, đánh giá thấp nội dung đào tạo, ngày càng xem nhẹ việc học...
PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO BẰNG QUYỀN LỰC MỀM
Chúng ta giải quyết nó thế nào đây?
- Trước hết, cần đánh giá lại nền tảng trình độ và nhận thức của nhân viên qua việc kiểm tra, sát hạch, trải nghiệm thực tế,- Xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp(đào tạo từ đâu, đào tạo những gì, thời gian đào tạo bao lâu), đối tượng cụ thể(ai, bộ phận nào) và có mục tiêu rõ ràng( kết quả đạt được là gì - cần có thang đánh giá), mục đích cụ thể(học để phục vụ giải quyết vấn đề gì, công việc nào),
- Có chính sách khích lệ, kích thích nhân viên tham gia học hỏi nâng cao năng lực bản thân. Nên xây dựng bảng lương theo KPI trong đó có chính sách trả lương theo % hoa hồng, thưởng theo thành tích đạt được,
- Thường xuyên lắng nghe, trao đổi với nhân viên để cải tiến phương pháp và nội dung đào tạo,
- Kiên định theo lộ trình đào tạo đã chuẩn hóa, không đốt cháy giai đoạn,
- Cho nhân viên tham gia các khóa học phát triển tư duy, tạo động lực làm việc, phát triển bản thân,
- Nếu nội bộ công ty không thể đào tạo nhân viên theo lộ trình, hãy cho nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài phù hợp với lộ trình trên,
- Ghi nhận và khen thưởng kịp thời những thành tích mới mà nhân viên đạt được sau khi nỗ lực học hỏi và phấn đấu...
Chúc các bạn áp dụng hiệu quả!
-------------------
-------------------
Bùi Văn Hùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét